Bé trai bị cha dượng đánh hỏng mắt, may sống nhờ 'bà nội kế'
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 07:14, 02/02/2017
Hơn 10 năm gánh chịu bạo hành
Nạn nhân là cháu Nguyễn Văn Hoàng Khiêm (12 tuổi) hiện được bà nội nuôi dưỡng, chăm sóc tại nhà ở ấp Trường Tây (xã Trường Thành, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ).
Trong mái ấm tình thương được địa phương cất tặng theo chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, bà Đỗ Thị Bảy (65 tuổi - bà nội cháu Khiêm) kể về đứa cháu tội nghiệp, nhưng cứ liên tục ngắt quãng bằng những cái lắc đầu: “Tui hết biết luôn!”.
Cháu Khiêm kể: “Con bị cha ghẻ hành hạ từ lúc nào cũng không nhớ được, vì hồi đó con còn nhỏ. Tới lúc con nhận biết được, thì lúc đó con với mẹ đang sống chung với cha ghẻ ở ngoài Bình Dương”.
Bà Đỗ Thị Bảy và cháu Khiêm
Theo bà Bảy, bà cũng không biết cha ghẻ của cháu Khiêm là ai, người ở xứ nào. Nhưng qua lời kể của chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (mẹ ruột cháu Khiêm, ngụ ấp Trường Thắng, xã Trường Thành), bà Bảy mới biết sau khi ly hôn với con trai bà, chị Linh có người chồng khác trong thời gian đi làm ở Bình Dương.
Chị Linh cũng thừa nhận cháu Khiêm đã phải gánh chịu những trận đòn hiểm ác bởi người cha dượng độc ác này.Khiêm thơ ngây kể: “Những lần con bị đòn thì không thể nhớ hết, nhưng sợ nhất là lần con bị ổng dùng lửa đốt ngón tay. Lần khác thì ổng nhận đầu con vô thùng nước, ổng còn bắt con ăn… phân luôn nữa.
Hồi con 6 - 7 tuổi là phải theo mẹ đi bưng gạch mướn, chứ cha ghẻ đâu có nuôi con. Nhưng hở một chút là con bị đánh, mỗi lần đánh ổng kéo con vô trong buồng rồi đánh túi bụi, đụng thứ gì đánh thứ ấy. Đánh mà không cho khóc, khóc là đốt, là nhận nước…”.
Rồi chị Linh sinh thêm con gái với chồng sau, đó là chuỗi ngày cháu Khiêm phải hứng chịu roi đòn nhiều hơn mỗi khi em gái khóc. Khiêm không nhớ nổi những vết tích trên người mình bịtừ lúc nào, chỉ biết là không ngày nào cháu không bị đòn.
“Ông Bưởi (tên thường gọi của người cha dượng- PV) đánh con bằng cây sắt, nay còn mấy cái thẹo trên đầu; tát vô mặt con làm 1 mắt con giờ bị mù, con mắt còn lại (mắt phải - PV) cũng chỉ thấy lờ mờ; cùi chỏ bên trái bị bẻ lọi giờ còn tật; còn mấy cái thẹo trên vai là do ổng cắn con… Nhắc tới ổng là con sợ lắm!”, Khiêm co dúm người, nói.
Tết Nguyên Đán năm ngoái, chị Linh đưa con về thăm bà nội (bà Bảy). “Thấy thằng nhỏ ốm tong ốm teo, đi đứng liêu xiêu… chòm xóm ai cũng rơi nước mắt. Hỏi, mẹ nócũng thừa nhận chuyện thằng Khiêm bị cha ghẻ nó hành hạ tới nông nỗ này.
Tui mới giữ thằng Khiêm lại để nuôi nó, không cho mẹ nó dắt theo nữa dù nhà tui rất nghèo. Sau đó tui có báo sự việc với chính quyền xã nhưng đã gần 1 năm rồi chưa thấy kết quả”, bà Bảy cho biết.
Những vết tích bị bạo hành trên tay cháu Khiêm
Gia đình tang thương hậu ly hôn, con lãnh đủ
Theo bà Bảy, anh Dũng con trai bà và chị Linh sống với nhau 3 năm, sinh được cháu Khiêm. Đôi vợ chồng này tan rã khi cháu Khiêm mới vừa biết bò. Chị Linh bồng con nhỏ về nhà cha mẹ ruột ở ấp Trường Thắng rồi biệt tăm luôn.
Ông Thái Văn Em, công an ấp Trường Tây (xã Trường Thành) cho rằngsau khi ly hôn với vợ, anh Dũng- cha ruột Khiêm, rời quê ra nội ô Cần Thơ thuê nhà trọ, chạy xe ôm kiếm sống. Khi nghề xe ôm xuống dốc, anh Dũng chuyển sang nghiệp mua bán ve chai, bán vé số…
Theo bà Bảy, có lần anh Dũng dừng xe mua thức ăn thì bị té ngã, chiếc xe đã đè gãy xương chân của anh. Què quặt nhưng anh vẫn cố gắng kiếm sống bằng nghề bán vé số dạo. Tết năm ngoái có lẽ là tết vui nhất của anh Dũng vì được gặp lại cháu Khiêm - đứa con duy nhất của mình.
Nhưng niềm vui đó cũng không trọn vẹn khi anh phải chứng kiến thân xác đầy tật nguyền của đứa trẻ. Theo bà Bảy, gia đình bà, nhất là anh Dũng, chỉ mong luật pháp trừng trị kẻ đã hành hạ cháu của bà đến nỗi vậy, bảo vệ quyền lợi cho cháu Khiêm. Cháu còn quá nhỏ, không thể bịa chuyện về những thương tích của mình, nhất là khi mẹ cháu cũng thừa nhận chuyện cha dượng bạo hành.
Tuy nhiên, điềuđó được chưa thực hiện thì anh Dũng đã đột ngột qua đời cách nay gần 1 tháng dobạo bệnh. “Vừa được gặp cha, nay thằng bé đã vĩnh viễn không còn nghe tiếng nói”, bà Bảy bày tỏ.
Gia đình bà Bảy là hộ nghèo
Về phần chị Mỹ Linh, rất nhiều người dân ở ấp Trường Tây bày tỏ phẫn uất là tại sao chị Linh lại chấp nhận cảnh con mình bị bạo hành trong suốt thời gian dài dẫn đến những hậu quả thương tật, mà chị không lên tiếng để được luật pháp bảo vệ. Vấn đề được cộng đồng đặt ra trong lúc này là trách nhiệm của chị Linh trong việc, bao che, không tố giác hành vi của người cha dượng trong việc bạo hành đối với cháu Khiêm.
Ông Sáu, mộtngười dân địa phương cho biếttình cảnh cháu Khiêm càng đáng thương hơn khi hiểu sâu về căn cội. Theo ông Sáu, bà Bảy hiện tại phải đùm bọc, nuôi nấng cháu Khiêm là đứa cháu nội của chồng mình, chứ không phải cháu ruột.
Thông tin từ người dân địa phương, bà Bảy sống chắp nối với ông Nguyễn Văn Huệ (đã chết khoảng 10 năm), anh Dũng là con riêng của ông Huệ. “Mẹ gà con vịt” nên anh Dũng nhường hết tình mẫu tử lại cho cô em gái út (cùng cha khác mẹ).
Nhưng khi anh Dũng bị bệnh tật, bà Bảy cũng làm hết trách nhiệm của người mẹ - dù không là mẹ ruột, là điều thật đáng quý. Nay cháu Khiêm lại tiếp tục trở thành gánh nặng, liệu bà Bảy cáng đáng trách nhiệm này được tới đâu khi gia đình nghèo 4 nhân khẩu này hiện phải sống bằng nghề chính là hái rau đồng đem bán chợ, mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng.
Thanh Thanh