Tôm hùm đỏ lén thả nuôi ở Đồng Tháp là tôm gì?
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 12:51, 06/02/2017
Những ngày qua, dư luận râm ran việc 1 doanh nghiệp ráo riết thuê đất ở xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để trồng sen và nuôi tôm hùm đỏ, đưa nhiều người Trung Quốc sang làm việc…
Ngoài việc đáng lưu ý là doanh nghiệp này “xúi” nông dân phánhiều diện tích lúa sắp thu hoạch, chấp nhận đền bù để giao đất cho họ, thì dư luận còn quan tâm đến giống tôm hùm đỏ xa lạ mà họ đưa về đây, lén lút nuôi.
Tôm hùm đỏ nuôi tại Trung Quốc
Qua xác minh, doanh nghiệp này là Công ty TNHH Sen Hoàng Giangdo ông Trần Văn Hòa làm giám đốc. Hiện số tôm hùm giống khoảng 200 con này đã được cơ quan chức năng tiêu hủy. Nhưng chúng là giống tôm gì?
Theo ông Nguyễn Minh T., mộtchuyên gia thủy sản, thì tôm hùm đỏ còn có nhiều tên tiếng Anh như Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs, Red Swamp Crayfish.
Đây là loại vật nuôi nguy hiểm
Loại tôm này có nhiều ở Louisiana (Mỹ) nên còn gọi là Louisiana Crayfish. Cũng có người gọi là Red Swamp Crayfish (tên khoa học là Procambarus clarkii), còn tại Trung Quốc gọi là Xiao Long Xia (Little dragon shrimp).
Khoảng tháng 7.2007, Bộ NN&PTNT từng thành lập đồng xét duyệt đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt thích hợp với các tỉnh phía Bắc” và giao Viện Nghiên cứu NTTS 1 thực hiện tại tỉnh Phú Thọ.
Tài liệu nói về loài tôm này
Đến năm 2010, Công ty TNHH Phú Thành (tọa lạc tại ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải, H.Vĩnh Châu, Sóc Trăng) có nhập về một lô 504 con tôm hùm nước ngọt của Mỹ để nuôi thử nghiệm. Số tôm này được nuôi tại ấp Thạnh An 3, xã Thạnh Thới Thuận (H.Trần Đề), và Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Trung tâm Thú y VII có đến kiểm tra.
Càng tôm trông như càng cua
Tôm này có thể bò trên cạn như cua, đào hang nhiều ngóc ngách và đẻ trứng trong hang. Nếu thiếu ôxy, nước sạch,thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm tôm có thể bò ra khỏi nơi sinh sống nên khả năng tôm hùm đỏ phát tán ra ngoài là rất lớn.
Nguy hiểm nhất là tôm hùm đỏ đào hang như cua nên có thể gây hại hệ thống kênh mương, gây vỡ và sạt lở bờ đập, ao nuôi cá tra… dày đặc như ở Đồng Tháp.
Vốn có tính ăn tạp, tôm này có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Và chúng là món ăn ngon cho các loài khác trong chuỗi thực phẩm nên tôm Crawfish có thể gây tác hại cho tôm bản địa và nhất là vùng tôm nuôi.
Loài tôm này có trứng rất nhiềunên sinh sản nhanh
Do đó, tôm Crawfish phát tán có thể mang mầm dịch bệnh nấm tôm Aphanomyces astaci, vi rútgây bệnh đốm trắng cho tôm (WSSV) cũng như một số loài ký sinh trùng. Và dù đây là đối tượng nuôi phổ biến ở Mỹ, Úc và một số quốc gia khác, nhưng tại Việt Nam, sau khi nuôi thử nghiệm, vẫn xem chúng là loài sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).
Đặt lưới lồng (lú) thu hoạchtôm Crawfish ở Trung Quốc
Như vậy, cần làm rõ doanh nghiệp này lén lút đưa tôm hùm đỏ về nuôi ngay tại vùng lúa và cá tra lớn như tỉnh Đồng Tháplà nhằm mục đích gì?
Nguyễn Hồ