Hình ảnh hiếm hoi ở các quốc gia bị Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm nhập cư
Du lịch - Ngày đăng : 13:19, 06/02/2017
Sudan, Yemen, Somalia, Syria, Iran, Iraq and Libya là những quốc gia mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế nhập cư.
Nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn, Tổng thống MỹDonald Trump vừa ký sắc lệnh hạn chế nhập cư với các công dân từ Sudan, Yemen, Somalia, Syria, Iran, Iraq and Libya. “Tôi may mắn khi nhìn lại quá khứ khi đã từng đặt chân đến vài trong số các quốc gia trên trước khi những vấn đề của thời đại diễn ra. Tuy vậy, tôi vẫn tin rằng lên đường chu du là cách làm cho bản thân hiểu biết hơn cũng như tháo bỏ những tò mò về các vùng đất mới ” – Kevin Rushby, cây bút của trang du lịch trên tờ Guardian (Anh) và tác giả của nhiều đầu sách đã bày tỏ. Mời bạn nhìn ngắm những điểm đến trong mắt của Kevin trên cung đường của mình qua các quốc gia trên.
1.Sudan
Những người Zaghawa di cư đặt chân đến El Fasher thủ phủ của khu vực Darfur năm 1983. Sự hòa quyện tinh tế giữa những người chăn lạc đà du cư và người nông dân nơi đây đã bị ảnh hưởng nặng bởi hạn hán. Tuy vậy sự kiện diễn ra tháng 9 năm đó khi tổng thống Nimeiri ban bố luật sharia của Hồi giáo mới thật đáng chú ý. Luật lệ nghiêm khắc và bảo thủ đã bắt đầu lan tỏa. Vào những ngày ấy, tôi mang theo “phòng tối” và tự in tráng ảnh như trong bức ảnh người đàn ông Hawazma đang cưỡi bò nở nụ cười thân thiện (1983). Tôi đã đạp xe qua vùng Kordofan của Sudan, lưu trú với những người bản địa thân thiện và hiếu khách. 2 năm sau, họ bị tấn công bởi Nam Sudan (South Sudan) bởi nhóm nổi dậy li khai. Một lần nữa những truyền thống bị thay đổi và sự xuất hiện của những khẩu Kalashnikov (AK45) đã đẩy cuộc chiến đi xa và chia cách đất nước thành hai phần. 2.Yemen
Cậu bé bên đền thờ hồi giáo Jibla, Yemen. Đặt chân đến Yemen lần đầu tiên năm 1986, tôi tìm thấy sự khiếu khách và chân thành của những người nơi đây không khác gì với Sudan. Tôi đã trải qua những ngày tuyệt vời tại những ngôi chợ như al-Tur trong ảnh thuộc khu vực bờ biển đỏ (Red Sea) gần Ả Rập Saudi, quốc gia đang đánh bom Yemen khi ấy. Trong giai đoạn những năm 1960, miền nam Yemen theo chế độ chủ nghĩa cộng sản và những năm 1980 những thanh niên trẻ lại lên đường chống lại quân đội Soviet tại Afghanistan. Khi trở về họ sẽ có thể gia nhập đội quân Hồi giáo. Tôi từng được một người dặn thay trang phục bởi vì chiếc quần ống gợi nên hình ảnh phương Tây vốn nhạy cảm vào thời điểm đó tại vùng đất này. Trong ảnh là người đàn ông ngủ cạnh những quả mìn đất gần Aden sau cuộc nội chiến 1994. 3.Iraq
Cuộc khủng bố 9/11 vào nước Mỹ là sự kiện đã góp phần vào sự thay đổi của thế giới ở nhiều góc độ và Iraq cũng chịu ảnh hưởng. Trong ảnh là chiếc xe tăng của Iraq bị đạn trái của Mỹ phá bắn trúng và sau đó được dán dòng chữ FDNY (Fire Department of New York – Sở cứu hỏa New York) và dòng chữ “9/11/2001– we’ll never forget” (Chúng tôi sẽ không bao giờ quên). Cuộc chiến năm 2003 tại Iraq vẫn sẽ được nhắc đến trong lịch sử. Nhiều lực lượng quân đội của các quốc gia cũng hiện diện tại đây. Khi tác nghiệp tại Basra, tôi bắt gặp đôi vợ chồng tuy đang sống trong vùng chiến sự nhưng vẫn toát lên truyền thống từ xưa vốn đầy tính hiếu khách. Chính họ đã mời tôi ở lại trong căn nhà nhỏ của mình. Các cậu bé thì có vẻ thích thú hơn với những loại vũ khí xuất hiện xung quanh chúng. Trong ảnh là anh lính Anh Quốc và các cậu bé đang vây lấy khẩu SA80. Những trẻ em khác thì chọn cách vui chơi gần du thuyền cũ của Saddam Hussein ở quận al-Mansoor, thủ đô Baghdad và tôi là một trong những người nhìn thấy nó trước khi bị chìm ngay ngày hôm sau. 4.Syria
Syria năm 2009 vẫn còn thanh bình và người chủ tiệm tại Hama vẫn thích nói về Shakespeare hơn là chính trị, trái hẳn với tình trạng bao lực và rối ren hiện tại. Tại khu vực Aleppo, Mushabbak, cậu bé ôm chú dê non trước nhà thờ Byzantine, chỉ trong vòng 1 năm, cuộc chiến đã phá hủy, đảo lộn và nhấn chìm cả đất nước. 5.Iran
Tại Iran năm 2004, tôi bị cuốn hút bởi nét đẹp, sự quyến rũ và thông minh của những con người mình gặp giống cô gái trong bức ảnh này. Tuy gặp những trở ngại trong mối quan hệ với phương Tây nhưng tôi tin rằng, đây vẫn là một trong những quốc gia an toàn để ghé thăm, một trong những hành trình tôi khuyên các bạn nên trải nghiệm khi có cơ hội. Du lịch, tôi tin rằng đó là cách xòa nhòa đi mọi khoảng cách, tăng thêm sự hiểu biết và tận hưởng sự tự do khi chu du. An Nam/ Ảnh: Kevin Rushby
CTV Trần Hoài Nam