Du lịch ở môi trường tự nhiên giúp chữa bệnh mất ngủ
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 20:08, 07/02/2017
Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Current Biology của các nhà khoa học Mỹ, mất ngủ là một trong những vấn đề phổ biến nhất của cư dân đô thị hiện đại. Ánh sáng nhân tạo có thể kéo dài thời gian chiếu sáng như ban ngày và trong quá trình hoạt động, điều này dẫn đến sự điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của con người và gây khó ngủ.
Một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ cho thấy một chuyến du lịch với thời gian lưu trú qua đêm trong lều và từ bỏ không dùng tất cả các thiết bị điện trong một thời gian ngắn giúp "thiết lập lại" đồng hồ sinh học và khôi phục được giấc ngủ bình thường.
Để khẳng định điều này, 5 nhà nghiên cứu ở độ tuổi từ 21 -39 tuổi đã thực hiện một chuyến đi 6 ngày trên dãy núi Rocky ở bang Colorado. Họ không sử dụng đèn pin, chỉ tận dụng với ánh sáng mặt trời, mặt trăng vàđốt lửa. Họ cũng không mang theo bất kỳ thiết bị điện tử cá nhân nào. Trong chuyến đi, du khách - các nhà khoa học, đi ngủ sớm hơn trung bình hai tiếng rưỡi so với lúc ở nhà. Thời gian ngủ trung bình là gần 10 tiếngmột ngày (trong khi thông thường là 7 tiếng rưỡi). Đồng thời, họ hoạt động tăng lên đáng kể và ở ngoài trời vớiquãng thời gian dài gấp 13 lần bình thường. Sau khi du lịch trở về, các thử nghiệm cho thấy nồng độ melatonin trong máu của những người tham gia bắt đầu tăng lên vào ban đêm sớm hơn 2 tiếng đồng hồso với thường lệ.Loại hoóc mônnày đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết giấc ngủ và nhịp sinh học trong cơ thể con người.
Theo các nhà khoa học, nhịp sinh học tự nhiên của con người có thể phản ứng với điều kiện bên ngoài, đặc biệt là với việc thay đổi chu kỳ ngày đêm, đồng bộ hóa với nhịp ngày đêm. Vì vậy, qua đêm ở trong thiên nhiên góp phần vào việc bình thường giấc ngủ. Trong thử nghiệm thứ hai, 10 người đã đi leo những ngọn núi đó nhưng chỉ vào cuối tuần. Lần này thậm chí họ còn được phép mang theo đèn pin. 5 người ở lại thành phố để tạo nhóm đối chứng. Ngay cả trong đêm ngắn họ cũng ngủ thiếp đi một giờ sớm hơn so với người dân thành phố.
Tác giả của công trình nghiên cứu tại Đại học Colorado (Mỹ) Kenneth Wright nói thêm rằngđể giải quyết vấn đề mất ngủ không cần thiết phải đi lên núi. Tuy nhiên, ông khuyến cáo mọi người càng sử dụng sử dụng ánh sáng tự nhiên nhiều càng tốt và cố tránh ánh sáng rực rỡ vào ban đêm.
Vũ Trung Hương