Ngân hàng Nhà nước chỉ mua lại TCTD khi ảnh hưởng an toàn hệ thống
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 20:47, 15/02/2017
NHNN cũng đề xuất ban hành luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu. Theo đó, để đảm bảo xử lý triệt để, toàn diện mọi vấn đề liên quan đến việc xử lý các TCTD, NHNN sẽ đề xuất kết cấu của Luật sẽ bao gồm 3 phần.
Phần 1 bao gồm các quy định về quy trình xử lý TCTD yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các TCTD yếu kém; Phần 2 bao gồm các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Phần 3 gồm các Điều khoản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD 2010 có liên quan đến việc khắc phục tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của TCTD.
NHNN cũng đưa ra quy trình xử lý các TCTD yếu kém gồm 9 bước. Ngoài những việc làm có tính bắt buộc nhưphát hiện TCTD yếu kém, hayđặt TCTD yếu kém vào tình trạng kiểm soát đặc biệt...thì trong khâu xử lý NHNN được đặc biệt chú trọng khi đưa ra 2 phương án (bước5).
Trường hợp thứ nhất làchỉ đạo các TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố hồi phục (bao gồm cả phương án tăng vốn, thời hạn thực hiện phương án tăng vốn nếu có). Và trường hợp thứ hai các TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án xử lý pháp nhân theo các biện pháp tự nguyện (sáp nhập, hợp nhất, bán, giải thể).
Nếu cả 2 trường hợp trên đều không thực hiện được thì NHNN sẽ trình cấp thẩm quyền quyết định việc NHNN trực tiếp mua bắt buộc hoặc phá sản đối với TCTD.
Ở đây có điểm đáng lưu ý là với trường hợp mua lại thìchỉ thực hiện với điều kiện: Ảnh hưởng an toàn hệ thống; đánh giá có khả năng phục hồi khi được áp dụng các biện pháp hỗ trợ của NHNN.
Tuyết Nhung