Bộ trưởng Tiến muốn đưa y học cổ truyền vào chùa
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:01, 17/02/2017
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ như thế tại buổi thăm và làm việc với Viện Ydược học dân tộc TP.HCM vào chiều 16.2.
Báo cáo tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM Huỳnh Nguyễn Lộc cho biết liên tiếp trong 3 năm qua (2014- 2016), Viện đã có những bước tiến vượt bậc. Nếu như ở năm 2014 chỉ có 165.000 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú, 234 giường nội trú chỉ mới đạt 92% chỉ tiêu đề ra thì đến năm 2016 vừa qua lượng bệnh nhân điều trị ngoại trú đã lên đến 186.000 lượt, vượt 9% chỉ tiêu đề ra.
Đặc biệt chỉ số hài lòng của người bệnh ngày càng tăng, hiện tỷ lệ hài lòng của người bệnh lên đến 97%. Ngoài ra, chất lượng khám chữa bệnh cũng được đánh giá cao. Nếu như ở năm 2014, chất lượng khám chữa bệnh của Viện chỉ được Sở Y tế TP.HCM chấm 2,14/ 5 điểm thìđến năm 2016 đã lên đến 4,06/ 5 điểm.
Đánh giá cao những nỗ lực của bệnh viện nhưng Bộ trưởng Tiến mong muốn Viện Ydược học dân tộc TP.HCM làm sao phải kết hợp điều trị giữa đông y và tây y. Có những bệnh, nếu chỉ điều trị đông y sẽ không hiệu quả, cần phải có sự kết hợp với tây y.
“Có những bệnh, nhất là các bệnh nhưđau thần kinh tọa, đau cột sống, đau thần kinh... nếu chỉ châm cứu sẽ không hết mà phải kết hợp với sử dụng thuốc tâymới hết bệnh. Nếu chúng ta chỉ làm đông y thì khó thu hút được bệnh nhân, bị mấtđi một lượng lớn bệnh nhân” bà Tiến chia sẻ.
Từ thực tế trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến mong muốn Viện Ydược học dân tộc TP.HCM cần phải có khoa điều trị đông – tây y kết hợp, phải có máy chụp X-quang, CT, MRI... để có thể thực hiện điều trị hiệu quả hơn các loại bệnh; đồng thời có thể cấp cứu bệnh nhân trong trường hợp bệnh khẩn cấp; qua đó mới thu hút được bệnh nhân, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên .
Bộ trưởng Tiến cũng lưu ý rằnghiện nay có nhiều bệnh tây y không chữa khỏi, chỉ có đông y mới chữa dứt.Do đó cần phát triển hơn nữa mô hình y học cổ truyền không chỉ trong các bệnh viện công lập mà cả cơ sở tư nhân, trong dân, trong cả tôn giáo...
“Những nhà sư đã từng trải qua trường lớp Phật học, chỉ cần học thêm vài tháng về y học cổ truyền. Nơi cửa Phật vốn là những nơi tâm tịnh rất thích hợp cho phương pháp thiền, yoga... Trong y học cổ truyền cần phát triển thêm bộ mônthiền, yoga... để điều trị bệnh là rất thích hợp”, bà Tiến nói.
Hồ Quang