Các chuyên gia lo ngại về kiểu tặng sữa mẹ của một phụ nữ ở Sài Gòn
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 15:00, 17/02/2017
Theo chuyên gia dinh dưỡng TS-BS Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Ydược (TP.HCM), việc tặng sữa mẹ cho những người mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa là điều rất đáng quý, trân trọng, nhưng việc đựng sữa trong các bịch nilon và để vào tủ như thế sẽ sinhra rất nhiều yếu tố nguy cơ trong quá trình bảo quản sữa để tặng.
Nếu các túi chứa sữa không bảo đảm về độ sạch và chất có hại, hoặc việc bảo quản (ở giai đoạn người cung cấp và người sử dụng) không bảo đảm về nhiệt độ, thời gian... đều có khả năng ảnh hưởng không tốt đối với trẻ.
“Đối với sữa mẹ, nếu để trong tủ lạnh nhiệt độ 0 độ C chỉ có thể bảo quản được khoảng 1 tuần; còn nếu cả tháng thìkhông bảo quản được. Muốn bảo quản sữa mẹ trên 1 tháng phải cần nhiệt độ âm 18 độ C đến âm 20 độ C”, bác sĩ Niên cho hay.
Cũng theo bác sĩ Niên, việc cho sữa mẹ vào những bịch nilon như thế là không đúng quy cách, cẩu thả. Sữa mẹ phải được chứa vào trong những bình sữa, vì bình này được sản xuất đáp ứng yêu cầu đựng sữa. Trong khi đó, những bịch nilon hay túi nhựa khác, nhiều khi trong nhựa có những chất nguy hại sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Ngoài ra, để lấy sữa mẹ ra ngoài cơ thể mà vẫn đảm bảo sự an toàn, chất lượng, theo bác sĩ Niên cần phải đúng quy trình cho và nhận sữa. Đó là nguồn sữa (người cho sữa) không có các bệnh truyền nhiễm; vắt sữa, bảo quản phải vô trùng, ở nhiệt độ phù hợp; dụng cụ chứa đựng sữa cần đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, không chứa chất độc hại.
“Nếu đưa sữa mẹ ra ngoài mà bảo quản không đảm bảo đảm sự an toàn, đạt chất lượng, khi cho trẻ uống sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (thiếu dinh dưỡng), gây rối loạn tiêu hóa, làm lây lan bệnh truyền nhiễm (sữa bị nhiễm trùng), chịu hậu quả của chất có hại từ vật chứa...”, bác sĩ Niên nhấn mạnh.
Khi biết chuyện có một phụ nữ phát sữa mẹ miễn phí giữa Sài Gòn như thế, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã thốt lên rằng: “Trời! Sữa mẹ chứ đâu phải cơm hay bánh mì mà phát tự phát như thế”.
Theo bác sĩ Khanh, cho sữa mẹ, trữ sữa dành cho bé dùng đượclàm từ chính ngườimẹ hay cô dì rất gần mới kiểm soát được. Ngân hàng sữa mẹ thì phải bảo đảm an toànkhông thua gì ngân hàng máu đâu.
“Không phải chỉ nghe bà mẹ nói tôi chả bị gì đâu, sữa tốt lắm... là đủ đâu, phải xét nghiệm và biết rõ nguồn gốc bệnh lý có không.Bảo quản cái tủ mở ra mở vào thì cũng phải xem lại cái chất lượng sữa đó”, bác sĩ Khanh tỏ ra lo lắng.
Để việc cho-nhận sữa mẹ đạt chất lượng, không xảy ra những nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khi dùng, bác sĩ Niên khuyên các bà mẹ nhận sữa cần quan tâm, tìm hiểu nguồn gốc sữa mẹ, cách bảo quản, cách sử dụng...
“Mỗi người mẹ đều có khả năng tạo sữa đủ cho con mình, và nên nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình. Trong hoàn cảnh chúng ta chưa có những tiêu chuẩn rõ ràng về việc cho-nhận sữa, vì lý do nào đó cần xin nguồn sữa mẹ của người khác, các bà mẹ nên tìm hiểu về nguồn gốc, cách bảo quản và cách sử dụng thứ sữa được cho”, bác sĩ Niên chia sẻ.
Hồ Quang