Dùng vi khuẩn để phát hiện chất độc
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:30, 19/02/2017
Từ những tấm lá hydrogel đó, các nhà khoa học đã sản xuất một loạt các cảm biến nhỏ gọn, trong đó có các sản phẩm như găng tay cao su vớicácngón tay phát sáng khi chạm phải các bề mặt có một số chất nhất định và băng y tế có phản ứng với một số loại thuốctrên da. Cấu tạo vật liệu nàycho phép sử dụng các loại vi khuẩn khác nhau phản ứng với các chất độc trong môi trường hoặc trên bề mặt da.
Có 2 nhómnhà khoa học đã tham gia phát triểnvật liệu này. Nhómnghiên cứu của giáo sư Timothy Lu lập trình lại vi khuẩn E.coli, giúp vi khuẩn có khả năng cảm nhận và phản ứng với một số hóa chất, virus hoặc các chất độc.
Các tế bào của vi khuẩn E.colibiến đổi gien được các nhà khoa học sau đó đặt vào các lỗ xốp củahydrogel đàn hồi, được phát triển bởi nhóm khoa học do giáo sư Xuanhe Zhao đứng đầu. Các tế bào đã được lập trình để phát sáng khi tiếp xúc với một chất đặc biệt. Sau đó,hydrogel được đặt trong một bồn chứa chất dinh dưỡng để thâm nhập vào trong và giúp duy trì hoạt tính của các tế bào trong vòng vài ngày.
Theo giáo sư Zhao, các vật liệu sống có nhiều ứng dụng thực tiễn như có thể được sử dụng trong nghiên cứu hiện trường vụ án, giám sát mức độ ô nhiễm và trong chẩn đoán y tế.
Trong khi đó, các vi khuẩn có trong nước thải và nước bọt có thể trở thành một phần quan trọng trong các tế bào nhiên liệu. Các nhà khoa học tại Đại học New York đã tạo ra một loại giấy, sản sinh ra một lượng nhỏ năng lượng bằng 44,85 microwatt, nhưng có thể đủ cho cảm biến sinh học hoạt động.
Vũ Trung Hương