Chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy mầm non: Lợi ít, hại nhiều
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 18:38, 28/02/2017
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu các địa phương rà soát, chuẩn hóađội ngũ giáo viên THPT được điều chuyển dạy mầm non và tiểu học. Nguyên do một số địa phương đã điều chuyển giáo viên THCS, THPT dạy tiểu học và mầm non khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học theo quy định, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Thức thời hayvội vã?
Trao đổi với các phóng viên về những chương trình đào tạo của trường mình, GS-TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Thời sau giải phóng, do thiếu giáo viên giảng dạy một cách trầm trọng nên ngành giáo dục đã mở các khóa học cấp tốc như: 9+1, 9+2, sau này chúng ta phải trả giá rất nặng nề. Việc điều chuyển giáo viên ở các bậc này là giải pháp tình thế, chúng ta chỉ làm trong một giai đoạn nhất định chứ không sử dụng lâu dài.
Là một trong nhữngngười có quan điểm không đồng ý với giải pháp đưa giáo viên dư thừa ở bậc phổ thông xuống giảng dạy bậc mầm non, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh đề cập đến những yêu cầu đặc thù của giáo viên mầm non mà không phải bất cứ giáo viên nào cũng có thể đảm nhận được. Thậm chí đừng quan niệm đó là một bậc học thấp, mà phải thấy chất lượng giảng dạy bậc mầm non rất quan trọng vì là nền tảng để trẻ phát triển ở những bậc học cao hơn.
Theo ông Dũng, giáo viên mầm non phải được đào tạo một cách bài bản thì mới mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy trẻ ở lứa tuổi này. Việc tiến hành vội vã có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường về sau, chẳng hạn có thể “đẻ” thêm nhiều hiện tượng giáo viên bạo hành trẻ.
PGS Văn Như Cương cho rằng: Hiện nay, số lượng giáo viên trên cả nước có chỗ thừachỗ thiếu. Thừa là ở những nơi thành thị như Hà Nội, TP.HCM và nhiều thành phố, trung tâm dân cư khác. Còn ở những vùng sâuvùng xa, hải đảo thì tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn tồn tại.
“Thực tế công cụ và cơ chế kiểm soát chất lượng đào tạo sư phạm còn nhiều bất cập. Sự phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu phát triển giáo viên, nếu việc điều chuyển quá vội vàng sẽ gây nên trình trạng hoang mang, bất mãn" - PGS Văn Như Cương chỉ rõ những bất cập.
Một tiến sĩđang là giảng viên Khoa Giáo dục, Trường ĐH Vinhcho rằng: “Thực tế cho thấy, nếu để gần 1.000 giáo viên dôi dư xuống dạy mầm non với tấm bằng chưa đảm bảo về chất lượng thì không chỉ ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục và sự an toàn của trẻ, mà 10 -20 năm nữa còn ảnh hưởng đến chiến lược phát triển giáo dục lâu dài. Thử tưởng tượng cả một thế hệ hàng trăm vạntrẻ em được chăm sóc bởi những giáo viên chưa đủ trình độ, năng lực thì hệ quả như thế nào”.
Là người trong cuộc, cô giáo Đ.T.T.Phương (Nghệ An) cho rằng cô có thâm niên 10 năm dạy môn Hóa học ở Trường THCS Quỳnh Giang, tuy nhiên với đồng lương ít ỏi cô chuyển sang dạy mầm non nhưng vẫn nuối tiếc kiến thức và học sinh tại trường cũ bởi với môn Hóa học, cô nhiều lần đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Khi được hỏi về mong muốn trong tương lai, cô chỉ mong được quay lại với công việc cũ bởi đó mới chính là chuyên môn của cô, là sở trường cũng như tâm huyết mà cô đã cố gắng học hỏi bao lâu nay.
Chỉ nên làm khi chuẩn hóa đầu ra
Báo động về con số thừa giáo viên một cách khủng khiếp, PGS-TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô (tiền thân là Trường CĐ Sư phạm Hà Nội) cho biết: Số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm theo loại hình giáo viên thì tiểu học sẽ là 19.200 giáo viên, THCS sẽ là 18.700 giáo viên, còn THPT sẽ là 23.030 giáo viên.
Với số liệu đó, cho dù số lượnghọc sinh/số lượng giáo viên có tăng lên tương đương với các nước công nghệp phát triển thì tới năm 2020 ngành giáo dục cũng không thể tuyển dụng hết lượng giáo viên mà các trường sư phạm đào tạo.
Số lượng thừa giáo viên sẽ rơi vào con số 41.000 giáo viên với cấp tiểu học, cấp THCS sẽ là 12.200 và cấp THPT sẽ thừa khoảng 16.900 giáo viên. Và hiện nay với con số thừa70.000 giáo viên các cấp thì việc điều chuyển hay kiểm tra lại chất lượng đào tạo là vô cùng cần thiết.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởngCục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT)xác nhận đã có công văn yêu cầu các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An tạm dừng triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS được điều chuyển dạy mầm non và tiểu học năm học 2016 - 2017.
Đồng thời Bộ giao Trường ĐH Sư phạm Hà Nội xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho những giáo viên THCS điều chuyển dạy tiểu học và mầm non để triển khai thống nhất trong toàn quốc theo phương thức học tập trung kết hợp với trực tuyến, vừa học vừa thực hành nghề nghiệp tại các trường mầm non, tiểu học.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang giao cho các trường sư phạm xây dựng chương trình văn bằng 2, trong đó có những môn có tính liên thông, thực hành tốt để nhanh chóng triển khai trên toàn quốc, khắc phục thừa thiếu cục bộ. Bộ cũng sẽ chỉ đạo thống nhất một chương trình bồi dưỡng chuyên môn trên toàn quốc dành cho các giáo viên điều chuyển, tránh tình trạng mỗi trường đưa ra một chương trình.
Được biếttới đâyBộ GD-ĐT sẽ cùng với các chuyên gia, thầy cô giáo giỏi đang giảng dạy tại các cơ sở mầm non thẩm định đề án chương trình đào tạo bổ sung do Trường ĐH Sư phạm Hà Nộixây dựngrồi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Dạ Thảo