Phòng mổ cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy đưa nhiều người 'từ cõi chết trở về'
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 10:55, 01/03/2017
Ưu tiên cứu bệnh nhân
Phòng mổ cấp cứu này cóđầy đủ các thiết bịphẫu thuật, gây mê, hồi sức... Bằng quy trình báo động đỏ, nơi đây luôn sẵn sàng phẫu thuật cấp cứu cho những trường hợp bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh “ngàncân treo sợi tóc” vì nếu đưa bệnh nhân đến một phòng mổ hay chờ đưa trang thiết bịđến mổ thì bệnh nhân có thể tử vong.
Ông Mikochi (70 tuổi) làmột du khách từ Nhật sangViệt Nam.Sau khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì ôngbất ngờ bị đau ngực và ngất xỉu. Bệnh nhân được chuyển đến một số cơ sở y tế trước khi chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi xem kết quả chụp phim ở những cơ sở y tế trước đó, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tim quyết định phẫu thuật gấp. Toàn bộ các thủ tục hành chính đều bỏ qua để tiến hành mổ khẩn cấp cho bệnh nhân.
TS.BS Nguyễn Thái An - Trưởng khoa Phẫu thuật tim,Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ lúc bệnh nhân nhập viện đến khilên bàn mổ chỉ trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Cuộc phẫu thuậtdiễn ra rất nhanh chóng nhưng có sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ các chuyên khoa, từ cấp cứu, đến phòng mổ, phòng phẫu thuật tim... Cuối cùng đã cứu sống được bệnh nhân.
“Bệnh nhân đang trong tình trạng bóc tách động mạch chủ, bóc tách từ gốc động mạch chủtừ tim đếnđộng mạch chủ đến bụng. Bệnh diễn tiến rất đột ngột, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 48 giờ đầu tiên nên buộc phảimổ khẩn cấp mới có thể cứu sống”, bác sĩ An nói về quyết định phẫu thuật cấp cứu bằng quy trình báo động đỏ.
Mới đây nhất là 3 trường hợp bệnh nhân bị tổn thương các mạch máu lớn ở trong lồng ngực như: động mạch phổi, động mạch dưới đòn, vết thương tim... Cả 3 trường hợp trên được các bác sĩ vừa hồi sức vừa phẫu thuật để cứu sống bệnh nhân.
“Ở 3 trường hợp trên chúng tôi không chỉ thực hiện phẫu thuật nhanh bằng quy trình báo động đỏ mà trong quá trình phẫu thuật còn bỏ qua một số công đoạn như không sát trùng da cho bệnh nhân, thậm chí rạch da thẳng tới nơi để nhanh chóng giải phóng và kịp thời khâu vết thương cứu sống bệnh nhân”, TS.BS Nguyễn Hoàng Bình - Phó khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.
Bác sĩ Phạm Thế Việt - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay đây là những trường hợp gần như chắc chắn tử vongnếu chậm trong vài phút.
Trong trường hợp này, bác sĩ trưởng cacấp cứu ở thời điểm tiếp nhận bệnh nhân sẽ nhận định về tình trạng bệnh và đưa ra quyết định có thực hiện mổ cấp cứu hay không. Nếu trưởng ca cấp cứu thấy bệnh nhân đang nguy kịch, thời gian chỉ tính bằng phút thì khởi động ngay quy trình báo đỏ. Lúc đó tất cả các chuyên khoa lập tức có mặt ở phòng mổ và đưa ngay bệnh nhân vào phòng mổ cấp cứu.
Bệnh nhân không cần trải qua những thủ tục hành chínhcần thiết của một ca phẫu thuật như: xét nghiệm, hội chẩn, thậm chí bệnh nhân không cần phải gây mê, bác sĩ không phải vệ sinh tay... mục tiêu cuối cùng là cứu sống bệnh nhân nhanh nhất có thể.
“Có những trường hợp mổ, nếu bác sĩ phẫu thuật phải vệ sinh tay hay cơ thể trước khi mổ thì bệnh nhân sẽ tử vong ngay. Dù việc mất vệ sinh trên có thể gây nhiễm trùng phổi hay các bệnh khác cho bệnh nhân nhưng chúng tôi buộc phải chọn cách nào có lợi nhất cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có nhiễm trùng phổi hay mắc bệnh nào khác thì chúng tôi có cách để xử lý những bệnh này sau đó, còn hơn mổ chậm thìbệnh nhân sẽ mất mạng”, bác sĩ Việt chia sẻ.
Đưa nhiều bệnh nhân “từ cõi chết trở về”
Theo bác sĩ Việt, trong thời gian gần đây, tình trạng bệnh nhân rơi vào cảnh “ngàncân treo sợi tóc” đến Bệnh viện Chợ Rẫy ngày càng nhiều, việc phải mổ cấp cứu khẩn cấp đang có xu hướng tăng lên. Nếu như trong năm 2016chỉ có khoảng 15 bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh trên phải mổ cấp cứu bằng quy trình báo động đỏ, thì chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017 đã có đến 8 trường hợp.
Theo đánh giá của bác sĩ Việt, mô hình này đã phát huy rất tốt tính hiệu quả, cứu sống khá nhiều trường hợp mà lẽ ra họ đãtử vong.
“Trong số 15 carơi vào hoàn cảnh trên, bằng quy trình báo động đỏđã cứu sống được 10 bệnh nhân, chỉ có 5 bệnh nhân tử vong; còn 8 trường hợp trong năm 2017 đã cứu sống đến 7 trường hợp. Nếu các trường hợp trên không thực hiện mổ cấp cứu bằng quy trình trên thì chắc chắn không bệnh nhân nào sống sót”, bác sĩ Việt chia sẻ.
Bác sĩ Việt cho hay, trước tình hình trên, Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định chuẩn hóa mô hình này để làm sao các bộ phận nhanh hơn, chặt chẽ hơn khi có báo động đỏ nhằm tăng thêm khả năngcứu sống bệnh nhân. Trước mắt bệnh viện sẽ thực hiện theo 2 hướng. Thứ nhất là tạo thông tin giữa tuyến trước của bệnh nhân với bệnh viện tốt hơn. Chẳng hạn những ca bị đâm đưa vào tuyến tỉnh nhưng thấy vượt quá khả năng phải chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy thì nơi đây nên thông tin trước để bệnh viện có sự chuẩn bị, rút ngắn thời gian kiểm tra lại tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Thứ 2 là bệnh viện sẽ mở thêm những phòng mổ cấp cứu ở các chuyên khoa khác.
“Việc mở thêmphòng mổ cấp cứu ở các chuyên khoa khác là để giải quyết những trường hợp bệnhmà khimổ ở phòng mổ cấp cứu không có trang thiết bị, phải chuyển trang thiết bị ở chuyên khoa khác xuống gây mất thời gian;hoặc có những trang thiết bị không thể chuyển được sẽ khiến bệnh nhân tử vong”, bác sĩ Việt nói.
Hồ Quang