Tâm hồn cao thượng: 130 năm giá trị nhân văn vẫn còn nguyên
Văn hóa - Ngày đăng : 07:51, 01/03/2017
Năm 1886, Tâm hồn cao thượng (nguyên tác có tên làCuore, theo tiếng Ý cónghĩa là Trái tim) tác phẩm của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis chính thức ra mắt. Ngay sau đó, sức hút từ những câu chuyện trong tác phẩm đã chinh phục trái tim của người đọc không chỉ ở Ý mà còn lan tỏakhắp thế giới. Sách được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Cho đếntận bây giờ, Tâm hồn cao thượng vẫn là một trong những tác phẩm có sức sống bền bỉ trong đời sống xuất bản của nhiều quốc gia.
Những câu chuyện trong Tâm hồn cao thượng viết theo thể văn nhật ký thông qua lờicủa cậu bé 10 tuổi, người Ý có tên là Enico Bottini. Đó chỉ là những câu chuyện nhỏ, diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm học lớp 3 của Enrico dưới góc nhìncủa một câu bé có xuất thân từ tầng lớp thượng lưu đang sống hòa nhập cùng bạn bè trang lứa có xuất thân từ tầng lớp lao động. Trong thế giới trẻ thơ đó vẫn có những va đập bất đồngdiễn ra liên tục. Bất ngờ là sau những va đập đó, những mảnh vỡ nhặt được lại lóng lánh giá trị sống: lòng yêu nước, sự chân thành và hơn cả, là sự tử tế của mỗi con người.
Tuy là chuyện của trẻ con nhưng nội dung lại ẩn chứa những vấn đề mà toàn xã hội đang rất quan tâm, đó là làm sao xây dựng một tâm hồn đẹp và trong sáng trong cao thượng từ mỗi con người. Qua tác phẩm Tâm hồn cao thượng nhà văn Edmondo De Amicis muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em.
Tại Việt Nam, Tâm hồn cao thượng đến với người yêu sách từ năm 1948 qua bản dịch của tác giả Hà Mai Anh từ bản tiếng Pháp có tên Grands Coeurs của tác giả A.Piazzi. Bản dịch của tác giả Hà Mai Anh sau đó đoạt "Giải thưởng Văn chương của Hội Alexandre de Rhodes Hà Nội".
Tâm hồn cao thượng bắt đầu phổ biến rộng rãitại Việt Nam từ thập niên 1950, 1960 của thế kỷ trước. Một số đoạn trong sách được các nhà giáo dục đương thời chọn cho vào sách giáo khoa lớp 7 tại miền Nam trước năm 1975.
Tâm hồn cao thượng được tái bản rất nhiều lần tại Việt Nam, nhưng chưa lần nàonội dung trong nguyên tác không được các NXB chuyển tại một cách đầy đủ nhất. Đơn cử như NXB Thanh Niên tái bản lần thứ 7 vào năm 2008 những cũng đã bỏ bớt một số tiểu truyện.
Có một giai đoạn Tâm hồn cao thượng qua bản dịch tiếng Việt của giáo sư Hà Mai Anh được coi như cuốn “luân lý giáo khoa thư” cho các thế hệ tuổi trẻ trong thế kỷ 20. Nhà khoa học Nguyễn Xuân Vinh đã coi cuốn sách Tâm hồn cao thượng là "cuốn sách đã ảnh hưởng nhiều nhất từ trước tới nay" đến ông. Ông Nguyễn Xuân Vinh viết: "...Những câu chuyện ở học đường, và trong gia đình, về các thầy giáo, cô giáo và bè bạn của An-Di, những mẩu chuyện vui hay buồn đã xảy ra trong thành phố cổ xưa này đã được kể lại trong sách bằng một văn phong giản dị và trong sáng, thắm đặm tình người...đặc biệt là cuốn truyện đầu tiên bằng tiếng Việt tôi được đọc, tả cuộc đời của cậu bé An-Di trong một năm học ở lớp Ba, đã cho tôi nhiều bài học về lòng thương người, phương cách cư xử chung thủy với bè bạn, và hiếu kính với mẹ cha...".
Đọc Tâm hồn cao thượngchợt nhận ra rằng, người Việt chúng ta có thể chinh phục được rất nhiều trở ngại để vươn lên phía trước. Chúng ta tiếp nhận kiến thức và phát huy những giá trị rất nhanh. Những cái khó nhất, vẫn là câu chuyện nuôi dưỡng tâm hồn. Liên hệ từ những câu chuyện trong tác phẩm,liệu chúng ta có xấu hổvới những con người còn rất trẻ dámsẵnsàngđốt thân, nhảy cầu để được nổi tiếng.Hay chuyệncô bé 13 tuổi mua xăng đốt trường, để câu “like” trên mạng xã hội.Cũng không có biện minh nào cho việc những “thánh nữ” sẽ live stream thoát y cho cả thế giới cùng chiêm ngưỡng. Tất cả những câu chuyện này có thể xuất phát từ sự “tha hóa về tâm hồn” của một bộ phận tuổi trẻ ít có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm văn hóa giúp cho tâm hồn họ tỏa hơn.
Từ những trăn trở đó, những nhà làm sách Việt Nam một lần nữa quyết địnhcho ra đời phiên bản đầy đủ của cuốn sách Tâm hồn cao thượng dưới một hình thức đầy đủ hơn đi kèm với chương trình Người Việt và tâm hồn cao thượng. Họ hi vọng trên mảnh đất mà phù sa là những câu chuyện nhỏ của Enico Bottini từ nước Ý xa xôi có thể lànhững hạt mầm tử tế sẽ tiếp tục ươm chồi, nảy lộc trong tâm hồn của người Việt.
Khởi động chương trình "Người Việt và tâm hồn cao thượng"
Nhân dịp cho ra đời phiên bản đầy đủ của cuốn sách Tâm hồn Cao thượng, First News – Trí Việt đã có sáng kiến triển khai chuỗi chương trình “Người Việt và tâm hồn cao thương” trong suốt 2017. Đây là những hoạt động tương tác với cộng đồng, nhằm kêu gợi lại những giá trị tốt đẹp vốn có của người Việt Nam. Xuyên suốt chuỗi chương trình sẽ có những tọa đàm về Tâm hồn cao thượngở hai đầu đất nước, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với sự tham dự của những người, những nhân sĩ, doanh nhân, nghệ sĩ, các bạn trẻ có tâm huyết với hướng đi và nền giáo dục nước nhà; cuộc thi sáng tác, thi viết về những câu chuyện tâm hồn cao thượng và những con người cao thượng trong đời thực; Cuộc thi quay và thực hiện phim ngắn, sáng tác các ca khúc, thơ về Tâm hồn cao thượng
Bên cạnh đó, BTC còn hướng đến việc tôn vinh những tấm gương “tâm hồn cao thượng” giữa đời thường bằng cách kết hợp với các cơ quan báo đài và mạng xãhội kịp thời phát hiện, bình chọn và trao giải cho những nhân vật sống đẹp. Đó là những tấm gương được phản ánh trên báo chí hoặc thông qua phản ánh bạn đọc mọi nơi gửi về chương trình. Sau quá trình sơ chọn ban đầu, BCT sẽ đầu tư công tác khảo sát để có thể tìm ra những chân dung xứng đáng. Sau đó sẽ có một đêm gala hội tụ những nét đẹp đời thường để qua đó, ánh sáng lấp lánh từ sự cao thượng, từ lòng vị tha… có thể lan tỏa đến cộng đồng.
Theo đó, First News – Trí Việt quyết định dành 50% lợi nhuận từ việc phát hành 30.000 bản Tâm hồn cao thượngđầu tiên sẽ được dùng cho các hoạt động này.