Trung Quốc bắt đầu cải tạo phi pháp quần đảo Hoàng Sa?

Chuyển động - Ngày đăng : 13:04, 15/03/2017

Theo Reuters, những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện việc cải tạo phi pháp một cụm đảo ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cụ thể, Reuters trích dẫn hình ảnh từ vệ tinh riêng Planet Labs cho thấy Trung Quốc đang cải tạo phi pháp tại Bắc đảo, một hòn đảo nằm trong cụm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Theo Reuters, hình ảnh vệ tinh trên cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện những chiến lược mới nhằm tăng cường tầm kiểm soát quân sự của họ tại Biển Đông, tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.

Hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang cải tạo phi pháp ở Bắc đảo - Ảnh phía trên được ghi nhận vào ngày 15.2.2017 và ảnh dưới ngày 6.3.2017

Theo các chuyên gia quân sự thì có thể Trung Quốc đang muốn nối các hòn đảo trong cụm đảo An Vĩnh thành một đảo lớn hơn. Hành động này được cho là khá bất ngờkhi Trung Quốc đang cố tránh đối đầu với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn có quan điểm rất cứng rắn xung quanh vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Theo hình ảnh của Planet Labs ghi nhận hôm 6.3, Trung Quốc đã khai hoang và bồi đắp lại một đụn cát ở Bắc đảo (việc này đãđược thực hiện năm ngoái nhưng bị sóng cuốn trôi sau một cơn bão). Các chuyên gia phân tích cho rằng phần khai hoang phi pháp nàycó thể sẽ được bồi đắp trở thành một căn cứ quân sự mới.

Trước đó, Planet Labs cũng thông báo hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốcđang rục rịch cải tạo phi phápđảo Câynằm trong nhóm đảo An Vĩnh.

Theo Reuters, các báo cáo tình báo mới nhất của phương Tây đánh giá rằng Trung Quốc đang theo đuổi một nỗ lực để thống trị vùng Biển Đông. Thậm chícông tác này sẽ thực hiện trong một thời gian dài nhằm tránh bị xem là công khai khiêu khích.

"Quần đảo Hoàng Sa đang là một bàn đạp quan trọng trong nỗ lực chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông trong tương lai của Trung Quốc", ông Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc cho biết.

"Chúng ta có thể thấy họ đang thực hiện hành động quân sự hóabất chấp những tuyên bố chính thức của họ. Thậm chí có thểhọ phải thực hiện điều đó từng chút một", ông Thayer nói thêm.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông dựa trên yêu sách "đường chín đoạn". Tuy nhiên, trong phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA hồi tháng 7.2016, yêu sách "đường chín đoạn" nói trên đã bị bác bỏ hoàn toàn. Dù vậy, Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết cũng như tính chính danh của PCA trong phiên xử về vấn đề Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gọi hành động quân sự hóa Biển Đông bằng cách xây dựng những"căn cứ quân sự khổng lồ" tại đây là không thể chấp nhận được.

Ái Vi (theo Reuters)

Hà Ngọc Bách