Chủ đầu tư dự án Eco Lake View bị tố thi công làm nứt nhà dân
Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 15:09, 24/03/2017
Phản ứng vì nhà nứt
Những hộ dân tại đây cho biết các vết nứt xuất hiện từ nhiều tháng trước, nguyên nhân được cho là từ việc đào đất, khoan cọc, đổ bê tông của dự án không đảm bảo tiêu chuẩn cần thiết.
Theo khảo sát của phóng viên, các vết nứt kéo dài cảmét, một số ngôi nhà bị lún, nghiêng. Người dân cho biết họ rất lo lắng trước tình trạng này, tuy nhiênviệc khiếu nại với Ban quản lý dự án thời gian qua như "ném đá ao bèo", thậm chí nhiều lần bị từ chối làm việc.
“Chúng tôi nhiều lần khiếu nại với Ban quản lý dự án nhưng không được giải quyết.Thậm chí, thời gian qua có những hộ dân bị ném đá vào nhà. Chúng tôi sang công trường để làm việc với họ thì đều bị từ chối với đủ thứ lý do”, một người dân bức xúc cho biết.
Bên cạnhviệc nứt nhà, việc dự án Eco Lake View thi công cả ngày lẫn đêm cũng là nỗi kinh hoàng của người dân. “Ban ngày đi làm, đêm về muốn nghỉ ngơi cũng khó bởi họ thi công cả ngày lẫn đêm, thậm chí ban đêm còn hoạt động rầm rộ hơn”, một người dân cho hay.
Theo tìm hiểu, dự án Eco Lake View do liên danh Ecoland - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty Sông Đà 1.01 làm chủ đầu tư, trong đó Ecoland đứng ra làm đại diện.
Dự án có tổng diện tích 38.609m2, quy mô 2 toà tháp căn hộ HH1, HH2 cao 32 tầng và 1 tòa tháp cao 9 tầng chức năng văn phòng, trung tâm thương mại và khu để xe trên cao, cung cấp 1.252 căn hộ. Dự án có tổng mức đầu tư gần 900 tỉ đồng.
Mặt khác, có dư luận cho rằng dự án này dù chưa thi công xong hạng mục móng - hầm nhưng đã được chào bán rầm rộ. Điều này được cho là trái quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản. Luật này quy định rõ, trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương laiphải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
Mặc dù vậy, một điều lạ là tháng 12.2016, Sở Xây dựng Hà Nội lại ra văn bản cho phép chủ đầu tư Eco Lake View đưa sản phẩm vào kinh doanh.
Người dân dễ gặp rủi ro khi chủ đầu tư bán “lúa non”
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới,luật sư Kiều Anh Vũ, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, Điều 55 Luật Kinh doanh Bất động sảnquy định rõ bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp đã làm xongphải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
Việc xây dựng xong phần móng của công trình nhà ở theo phương pháp thông thường (kể cả công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp) được xác định là giai đoạn đã thi công xong phần đài và giằng móng hoặc tới độ cao mặt bằng sàn của tầng thấp nhất của công trình nhà ở đó.
“Nếu chủ đầu tư những dự án này chưa xây dựng xong phần móng mà vẫn đưa vào giao dịch thì rõ ràng là hành vi vi phạm Luật Kinh doanh Bất động sảnKhoản 1 Điều 8 Luật này quy định rõ cấm kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định”, ông Vũ nói.
Luật sư Vũ cũng lưu ý thêm rằng điều kiện về “xây dựng xong phần móng” cũng chỉ là một trong các điều kiện; ngoài ra còn có các điều kiện về thông báo cho cơ quan có thẩm quyền (trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua); điều kiện về bảo lãnh của ngân hàng (chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng)…
Theo luật sư Vũ, việc chủ đầu tư “xé rào” để bán trước hết là do muốn huy động vốn nhanh, thu hồi vốn nhanh và muốn nhanh có lợi nhuận. Bất động sản chưa đủ điều kiện thì chủ đầu tư chưa tốn thêm các chi phí để đầu tư cho dự án, chẳng hạn như chủ đầu tư chưa mất chi phí đầu tư xây dựng phần móng. Càng ít chi phí thì khả năng thu lợi càng lớn.
Ngược lại, cũng có thể chủ đầu tư gặp khó khăn trong huy động vốn nên “làm liều”, dù biết trái luật. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giới đầu tư, những người mua đi bán lại để kiếm lời, cũng là lý do chủ đầu tư thực hiện được việc “rao bán” bất động sản khi chưa đủ điều kiện. Ngoài ra, cũng có thể nói là chế tài xử lý việc đưa bất động sản chưa đủ điều kiện vào kinh doanh cũng chưa thật sự đủ sức răn đe.
Theo khoản 2 Điều 35 Nghị địnhsố 121/2013/NĐ-CP, đối với hành vi kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định chỉ bị phạt tiền từ 60-70 triệu đồng. Mức phạt này so với một dự án bất động sản, chủ đầu tư dự án bất động sản là chưa đủ mạnh. Hơn nữa, việc phát hiện, xử lý vi phạm có lẽ cũng chưa được rốt ráo, kịp thời.
Luật sư Vũcũng cho hay, người dân khi giao dịch với chủ đầu tư đối với các bất động sản không đủ điều kiện như vậy rất rủi ro. Việc giao dịch đối với bất động sản không đủ điều kiện là vi phạm điều cấm của pháp luật, giao dịch có khả năng bị tuyên bố vô hiệu.
“Việc giải quyết hậu quả vô hiệu cũng sẽ bất lợi cho người mua vì khi đó tiền đã vào túicủa chủ đầu tư và khả năng thu hồi lại cũng không dễ dàng gì, nếu chủ đầu tư không tự nguyện thi hành án thì cũng mất nhiều thời gian, chi phí kiện tụng”, ông Vũ nhấn mạnh.
Cũng theo luật sư này, trường hợp các bên vẫn mong muốn thực hiện hợp đồng, không yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu thì việc giao dịch với chủ đầu tư cố ý vi phạm pháp luậtcũng không có gì đảm bảo chủ đầu tư đó sẽ tuân thủ đúng hợp đồng, bàn giao đúng hạn, đúng chất lượng…
Hoài Phong