Trung Quốc muốn 80% người dân nói 'tiếng phương Bắc' vào năm 2020
Quốc tế - Ngày đăng : 05:28, 05/04/2017
Kế hoạch đầy tham vọng này bao gồm nhiều công việc cụ thể như nâng cao khả năng nói tiếng Quan thoại của các giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới vào nghề. Chính phủ Trung Quốc sẽ bắt buộc những người muốn theo nghề giáo phải đạt được các chuẩn nói tiếng Quan thoại trước khi được tuyển vào biên chế.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc phải đào tạo các giáo viên nói chuẩn tiếng Quan thoại ở các vùng dân tộc thiểu số. Phương pháp dạy trực tuyến từ xa sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo các giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng Quan thoại.
Hiện nay, 70% người Trung Quốc sử dụng tiếng Quan thoại làm phương ngữ chính của mình. Tuy nhiên, mật độ sử dụng phương ngữ này có sự chênh lệch lớn giữa các vùng và các nhóm người. Hiện, tỉ lệ người nói tiếng Quan thoại ở các thành phố lớn lên tới trên 90% nhưng tại các vùng nông thôn thì chỉ có 40% người sử dụng phương ngữ này.
Tiếng Trung Quốccó nhiều phương ngôn khác nhau, giữa các phương ngôn này có nhiều sự khác biệt về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Sự khác biệt này có thể lớn đến mức hai người nói hai phương ngôn tiếng Trung Quốckhác nhau mà cả hai đều không biết bất cứ phương ngôn tiếng Trung Quốcnào khác thìhoàn toàn không thể hiểu được lời nói của nhau và do đó không thể nói chuyện với nhau được.
Tiếng Quan thoại được gọi làtiếng phương Bắc vì được dùng chủ yếu ở các tỉnh phương Bắc Trung Quốc, đặc biệt là tại Bắc Kinh. Thực tế,nhiều vùng lại có cách nói tiếng Quan thoại khác nhau, dẫn đến cách sử dụng ngôn từ cũng khác nhau.
Tại Trung Quốc, ngoài tiếng Quan thoại còn có nhiều phương ngữ lớn khác đặc biệt là tiếng Quảng đông, được dùng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc như Quảng Đông và Quảng Tây.Tiếng Quảng đông cònlà phương ngữ chính thức của Hồng Kông và Ma Cau -hai đặc khu đặc biệt của Trung Quốc.
Ái Vi (theo Nhân dân Nhật báo)