Đêm nhạc Trịnh tại Đà Lạt: ấm áp lan tỏa những thông điệp tình yêu, tình người
Văn hóa - Ngày đăng : 06:47, 09/04/2017
Tối 8.4, hàng ngàn người dân Đà Lạt cùng du khách đã đến quảng trường Lâm Viên để thưởng thức đêm nhạc Trịnh Công Sơn mang chủ đề Thư tình gửi một người. Đêm nhạc nằm trong chuỗi các hoạt động tưởng niệm 16 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây cũng là món quà đặc biệt của những người thực hiện chương trình dành tặng cho người dân Đà Lạt – nơi đây từng in dấu chân lãng tử của chàng trai trẻ họ Trịnh trên mỗi con đường, mỗi góc phố.
Từ 19 giờ 30’, quảng trường Lâm Viên đã chật kín không còn chỗ trống. Với diện tích khá rộng của một công viên ở trung tâm thành phố, nhưng nơi này cũng trở nên quá chật chội bởi đón lượng khán giả lên đến hàng vạn người Đà Lạt và các khu vực lân cận đến tham dự chương trình.
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn mang chủ đề Thư tình gửi một người được chia thành ba phần, mỗi phầnlà một chủ đề khác nhau nhưng được kết nối bằng sợi dây âm nhạc qua những câu chuyện có thật, những mảnhghép trong cuộc đời của cố nhạc sĩ. Đặc biệt trong phần hai củađêm nhạc, những người thực hiệnđã cố gắng tái hiện lại cuộc tình của ông với bà Dao Ánh từ300 bức thư tình Trịnh Công Sơn viết gửi cho người yêu vừa mới được tiết lộ.
Phần một của đêm nhạc mang chủ đề Tình ca muôn thuở, đây là những ca khúc trong giai đoạn đầu sáng tác của ông mang chủ đề tình yêu như Ướt mi, Nguyệt Ca, Như cánh vạc bay, Tôi ơi đừng tuyệt vọng… Những bản tình ca ở phần một trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn mang lại cho người nghe cảm xúc dạt dào lắng đọng cùng với những hạnh phúc vànuối tiếc trong tình yêu qua phần thể hiện rất thành công của các ca sĩ Thanh Trà,Phạm Phương, Hiền Thục, Kasim Hoàng Vũ, Trọng Bắc, Đình Nguyên, Nguyên Hà...
Phần hai mang chủ đề Thư tình gửi một người, đây chính là điểm nhấn của đêm nhạc Trịnh và mang lạinhiều cảm xúc cho khán giả nhất bởi câu chuyện tình đẹp như mơ được kể bằng những thang âm của nhạc Trịnh.
"Thư tình gửi một người" là câu chuyện bằng âm nhạc nối tiếp nhau bằng những ca khúc Lời buồn thánh, Ru em từng ngón xuân nồng, Còn tuổi nào cho em, Ru tình phôi pha… Khi âm nhạc lắng xuống cũng là lúc những trích đoạn trong 300 bức thư tình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi cho bà Dao Ánh được đọc lên. Đây là những bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết lần đầu tiên được công bố 16 năm sau ngày ông rời xa cõi tạm.
"Tình ca muôn thuở" lần lượt tái hiện lại những ngày tháng đầy mộng mơ của chàng trai họ Trịnh và hé mở phần sâu thẳm trong trái tim chàng nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ từ mối tình kỳ lạ với người thiếu nữ mang tên Dao Ánh.Chính từ cuộc tình này đã tạo nên nguồn cảm xúc bất tận cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết nên những bản tình ca muôn thuở còn mãi với thời gian.
Được biết, BTC đã cố gắng liên lạc và có lời mời bà Dao Ánh từ nước ngoài về tham dự chương trình, nhưng do thời gian gấp gáp nên bàkhông thể sắp xếp được. Tuy nhiên để đáp lại tấm thịnh tình đó, bà Dao Ánh cũng đã gửi cho em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 4 tấm ảnh chân dung thời trẻ của bà với mong muốn đây như là một phần sự hiện diện của mình trong đêm nhạc.
Quay trở lại phần âm nhạc trong "Tình ca muôn thuở", đây là sự đan xen giữa hai thế hệ ca sĩ trong phần thể hiện. Bêncạnh sự ngọt ngào sâu lắng chín chắn của cặp đôi ca sĩ Hồng Hạnh, Thái Hòa là các giọng ca trẻ trung Pha Lê, Lân Nhã, Nguyên Hà, Đình Nguyên. Sự đan xen này đã tạo cho âm nhạc Trịnh Công Sơn có nhiều điểm mới mẻ, buồn nhưngở mức độ vừa phải và sâu lắng đủ để tạo nên những cảm xúc nhẹ nhàng cho người thưởng thức.
Nếu ở phần một và phần hai của chương trình là những bản tình ca, là câu chuyện tình lãng mạn và kỳ lạ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng bà Dao Ánh thì ở phần ba đêm nhạc được đẩy lên cao trào bằng những tác phẩm trong Ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đầy tính triết lý và Thiền trong ca từ.
Đây là giai đoạn ông có rất nhiều suy tư về thân phận con người, về chiến tranh với những ám ảnh đau thương cho thân phận của quê hương triền miên trong khói lửa. Đâu đó trong âm nhạc của ông làbà mẹ mất con, người vợ mất chồng, thành phố hoang vu...để rồi từ đó Trịnh Công Sơn luôn ước vọng một chờ đợi được "Nối vòng tay lớn" và"Chờ nhìn quê hương chói sáng".
Một sốtác phẩm trong"Ca khúc Da vàng"của Trịnh Công Sơn đã được thể hiện quacác giọng ca Hồng Nhung, Ánh Tuyết, Mỹ Hạnh, Hồng Hạnh, Cẩm Vân và qua tiếng kèn saxocủa Trần Mạnh Tuấn.
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn không phải bất cứ ai cũng có thể nghe và hiểu được, nhưng hàng trăm ca khúc của ông ở các đề tài và thể loại khác nhau vẫn đang có sức hút mãnh liệt với hàng triệu người. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, bởi nhạc Trịnh không chỉ đặc sắc ở phần giai điệu và ca từ mà mỗi tác phẩm của ông là một bài thơ, một áng văn chương bất hủ, từ đó nhạc của ông ngấm dần vào tâm hồn người nghe. Mỗi tác phẩm của Trịnh Công Sơn là một thông điệp, thông điệp hòa bình, thông điệp kết nối, thông điệp của tình yêu... Có lẽ chính vì điều đó nên dù bất cứ ở thời điểm nào nhạc Trịnh vẫn luôn mê hoặc hàng triệu triệu người nghe.
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Thư tình gửi một ngườikhép lại bằng hai ca khúc nổi tiếng Chờ nhìn quê hươngsángchói và Nối vòng tay lớnđược hòa giọng từ các ca sĩ cùng hàng ngàn khán giả và du khách có mặt tại quảng trường Lâm Viên đã tạo nên những cảm xúc bất tận trong lòng du khách cùng người dân Đà Lạt.
Đây không chỉ đơn giản là một đêm nhạc Trịnh Công Sơn được các ca sĩ hát lên tại xứ sở ngàn hoamà đằng sau những giai điệu, những ca từ là thông điệp yêu thương của cố nhạc sĩ họ Trịnh, một thông điệpchắc chắn sẽ lan tỏa đến hàng triệutrái tim khác trên mọi miền đất nước.
Tiểu Vũ - Ảnh: Trương Tú