Dùng vi khuẩn biến đổi gien để dò mìn

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:07, 15/04/2017

Theo The Guardian, một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew ở Jerusalem (Israel), đang kiểm định hệ thống phát hiện mìn vô cùng độc đáo, trong đó sử dụng các vi khuẩn phát huỳnh quang và các tia laser.

Theo thống kê gần đây, trên lãnh thổ của khoảng 70 nước hiện còn đang vùi lấp không dưới 100 triệu quả mìn còn sót lại sau các cuộc xung đột vũ trang. Mỗi năm gần 20.000 ngườithiệt mạng bởi những bãi mìn đó. Trong khi đó, việc rà phá bom mìn rấtmất thời gian và tốn kém.

Các nhà khoa học tại Đại học Hebrew cho rằng vi khuẩn biến đổi gien có khả năng phát ra một tín hiệu huỳnh quang một khi ở gần các quả mìn. Laser sẽ chịu trách nhiệm thu tín hiệu đó. Hoạt động của hệ thống phát hiện mìn dựa trên phản ứng của vi khuẩn đối với các chất hóa học do mìn tiết ra với liều lượng nhỏ. Các vi khuẩn được đặt trong các hạt polymer rải rác trên một bãi mìn và việc phát huỳnh quang của vi khuẩn sẽ được hệ thống laser nhận diện.

Hệ thống này được cài đặt trong một chiếc xe hay trên thiết bị bay không người lái. Nó đãđược thử nghiệm thành công trên các bãi mìnkhirà quét mặt đất với tốc độ gần 18cm mỗi giây. Các nhà phát triển hy vọng sẽ cải thiện hơn nữa chỉ số này.

Giáo sư Shimshon Belkin, người phụ trách thử nghiệm chia sẻ:"Các dữ liệu tại hiện trường cho thấy các bộ cảm biến sinh học có thể hữu ích trong hệ thống phát hiện mìn. Để cải tiến công nghệ này, vẫn cần khắc phục một số vấn đề, chẳng hạn như tăng độ nhạy và độ ổn định của vi khuẩn, tăng tốc độ quét để bao quát một khu vực rộng lớn vàtạo ra một thiết bị quét nhỏ gọn hơn. Từ đócó thể được sử dụng trên thiết bị bay không người lái".

3 năm trước, giáo sưBelkin và các đồng nghiệp của ôngđã thu được một sản phẩm phụ của các thử nghiệm trên - đó là những vi khuẩn biến đổi gien rất thích hợp cho việc phát hiện chất gây ô nhiễm trong nước.

Vũ Trung Hương

Vũ Trung Hương