PGS Trần Xuân Nhĩ: Việt Nam đang bắt chước mô hình của Singapore
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 12:48, 17/04/2017
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cho biết, dự án giáo dục phổ thông tổng thể thu hút được sự chú ý của dư luận vì có rất nhiều điểm mới, tích cực, tuy nhiên chúng ta đã áp dụng mô hình giáo dục gần như của Singapore mà quên đi rằng hệ thống giáo dục củahọkhác ta rất nhiều. Cụ thể nhất là đội ngũ giáo viên cần có sự sắp xếp lại, bồi dưỡng thêm để họ đáp ứng được chương trình đổi mới này.
“Bên cạnh đó, dự thảo lần này mới chỉ đưa ra khung chương trình chứ chưa đưa ra cách sắp xếp hệ thống trường phổ thông. Các học sinh tự chọn môn học sẽ gây nên sự nhiễu loạn khi bị lệch về các khối. Quan trọng nhất là Bộ GD-ĐT cần vạch ra lộ trình cụ thể đi kèm, cơ sở vật chất cũng như giáo viên là tối quan trọng trong vấn đề thay đổi. Đổi mới phải có sự đồng bộ từ tổ chức nhà trường, hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên thì mới thành công được. Việc thiếu đồng bộ trong một khâu cũng sẽ dẫn đến thất bại", PGS-TS Trần Xuân Nhĩ nói.
BàNguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, sau khi xem xong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bàchỉ băn khoăn rằng chương trình đượcBộ GD-ĐT xây dựng theo hướng mở nhưng sẽ thực hiện theo hướng nào. Về phẩm chất năng lực cần phát triển cho học sinh, ở đây mới chỉ liệt kê được những năng lực gì và biểu hiện của nó ra sao. Biểu hiện chỉ là cơ sở để đánh giá phẩm chất năng lực chứ chưa phải là điều cần đạt về năng lực.
Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của công dân mới
Dự thảo giáo dục mới đang làm tăng lên số lượngtiết họcvà hàng chục môn học ởcác cấp,việc này khiến nhiều chuyên gia tâm lý lo lắng cho sức khỏeđối với các em học sinh. Ngoài việc nhận định tính thiếu khả thi của Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam còn cho rằng học sinhsẽ bị loạn vì các môn học. Ví như học sinh lớp 10 có tới 15 môn học bắt buộc và tự chọn bắt buộc, chưa tính 2 môn tự chọn. Tổng số tiết trong một năm học từ 985 tiết tăng lên đến 1.184 tiết học.
GS Phạm Tất Dong,Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó trưởng ban Khoagiáo Trung ương, cho rằng nhìn vào dự thảo có thể thấy ngay được các em học sinh tiểu học đang phải gồng mình vì học quá nhiều. "Thậm chí các em học ngoại ngữ từ lớp 1 khi được Bộ GD-ĐT cho phép. Còn riêng về môn học giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta, giáo dục công nghệ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo... thìchiếm tới hơn một nửa thời lượng học. Nhưng điều đó có cần thiết không khi ở bậc tiểu học, các em chỉ cần nắm các kiến thức sơ đẳng là được", GS Phạm Tất Dong bày tỏ quan điểm.
Ông Bùi Gia Thịnh, nguyên chuyên viên Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, chuyên gia biên soạn SGKcũng đưa ra nhận định: Dự thảo chưa thấy rõ sự cần thiết phân chia rạch ròi các năng lực cốt lõi thành năng lực chung và năng lực chuyên môn vì cả hai loại năng lực đều quan trọng như nhau. Cách trình bày về năng lực có vẻ không thống nhất trong các môn học khác nhau về cả cấu trúc chung đến thuật ngữ sử dụng. Sự phân biệt về mức độ năng lực tìm hiểu tự nhiên giữa các cấp học, đặc biệt là giữa cấp THCS và THPT chưa thật sự rõ ràng. Các năng lực cũng còn trình bày khá chung chung, khiến người ta có những cách hiểu khác nhau.
Theo các chuyên gia đánh giá, Bộ GD-ĐT đang quátham vọng khi ôm đồm quá nhiều môn học.Dự kiến năm học 2018 sẽ đưa chương trình giáo dục phổ thôngtổng thể vào dạy tại các trường nhưng cho đến giờ sách vẫn chưa hoàn thiện. Và để thựchiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, các trường phải có sự rà soát, thống kê xem những môn học nào được học sinh lựa chọn nhiều nhất để nhà trường và giáo viên có sự phân bổ một cách hợp lý.
Dạ Thảo