Mới có 24 tỉnh triển khai thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 15:07, 15/05/2017
Tại Hội thảo góp ý xây dựng văn bản về hệ thống tổ chức y tế địa phương và công tác tổ chức cán bộ diễn ra hôm nay (15.5), Bộ Y tế cho biết hiện đã có 24 tỉnh, thành đưa ra quy định thực hiện mô hình trung tâm kiểm soát bệnh tật.
Theo TS Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), trong số 24 tỉnh, thành trên có nhiều tỉnh, thành đã sápnhập, hợp nhất các trung tâm, chi cục thuộc Sở Ytế thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC).
Trong đó, tỉnh Quảng Nam sápnhập 3 trung tâm gồm: Trung tâm ytế dự phòng, Trung tâm sốt rét - bướu cổ và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật; còn tỉnh Sóc Trăng sápnhập đến 4 đơn vị gồm: Trung tâm ytế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm giáo dục sức khỏe và Trung tâm phòng chống bệnh xã hội.
Đặc biệt, tỉnh Hà Nam sápnhập hầu hết các trung tâm trực thuộc Sở Y tế tỉnh này (trừTrung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe) để hình thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật.
PGS-TS Nguyễn Tuấn Hưng – Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho hay theo dự thảo Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đơn vị này có chức năng triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm. Ngoài ra, trung tâm này còn có chức năng phòng chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám, phát hiện,điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác có liên quan trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ông Hưng cũng cho biết Trung tâm kiểm soát bệnh tậtđược Bộ Ytế đưa ra với 12 khoa, phòng chuyên môn, trong đó có nhiều khoa, phòng trùng với các đơn vị trực thuộc Sở Ytế như: ký sinh trùng, côn trùng; truyền thông giáo dục sức khỏe; kiểm dịch y tế quốc tế;sức khỏe môi trường và y tế học đường…
Tuy nhiên việc sápnhập này đang khiến nhiều địa phương lúng túng trong việc sắp xếp, bố trí nhân lực để đảm bảo quyền lợi của người lao động; đặc biệt là đối với chức danh lãnh đạo và bộ phận làm công việc hành chính. Nhiều địa phương gặpkhó khăn về cơ chế tài chính để đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phù hợp với mô hình tổ chức sau khi được kiện toàn.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghịtrong giai đoạn chuyển đổi này, ngành y tếphải giải thích cho người dân hiểu; đồng thời phải học tậpnhững kinh nghiệm từ các nước đi trước.
"Nếu chúng tacứ giữ nguyên như hiện nay, trạm y tế xã, phường sẽ không có người đến khi thực hiện thông tuyến. Ngay cả thông tuyến như hiện nay cũng "vỡ trận". Với chế độ cứ chờ vào ngân sách thìlương sẽ rất thấp, còncách đào tạo như hiện naycũng không có chất lượng", bà Tiến nói.
"Ngành y tế sẽ phảiđổi mới toàn diện hệ thống y tế cơ sở từ bộ máy tổ chức, tài chính vàđào tạo y khoa, quản lý", bà Tiến cho biết thêm.
Hồ Quang