Công nghệ số - Con dao hai lưỡi của tài chính toàn diện
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 18:27, 22/05/2017
Banking Vietnam 2017 với chủ đề:“Số hóa dịch vụ tài chính – ngân hàng trong thời kỳ khách hàng là trọng tâm”mang đến các sáng kiến phát triển mô hình ngân hàng số với những đề xuất, phương ánvà giải pháp CNTT tiên tiến. Việc ứng dụng công nghệ số được đánh giá sẽ giúp các ngân hàng không ngừng đổi mới các kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ, tạo năng lực cạnh tranh khác biệt đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng.
ThS Nguyễn Thị Hòa - Phó Viện trưởng Phụ trách, Viện Chiến lược ngân hàng cho biết tài chính là một trong những lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ số để cung cấp dịch vụ và tài chính toàn diện cũng không nằm ngoài xu hướng này. Thành tựu về CNTT nói chung và công nghệ số nói riêng là động lực quan trọng cho những kết quả đột phá về tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây và tiếp tục tạo ra những tiềm năng to lớn trong thời gian tới.
Minh chứng cho thấy, thông qua việc ứng dụng công nghệ số, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về kênh cung cấp dịch vụ, không những sử dụng các thiết bị điện tử để nâng cao hiệu quả tại các điểm cung cấp dịch vụ truyền thống mà còn có thể thiết lập các kênh cung cấp dịch vụ mới như Internet banking và Mobile banking giúp xóa nhòa các rảo cản về khoảng cách địa lý. Việc ứng dụng công nghệ số cũng cho phép cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho những người nghèo cũng có thể sử dụng dịch vụ.
Theo ThS Hòa, Việt Nam đã đạt được những bước tiến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt. Tính đến tháng 12.2016 đã có 111 triệu thẻ ngân hàng được phát hành với tổng số lượng giao dịch trên thẻ tính riêng trong năm này là 919,45 triệu giao dịch, tổng giá trị giao dịch là 2.865 nghỉn tỉ đồng. Hệ thống ATM có 17.472 máyvới tổng số lượng giao dịch trong năm 2016 là 717 triệu món, trị giá hơn 1.809 tỉ đồng… Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất nằm ở hai kênhInternet banking và Mobile bankingvới tổng giá trị giao dịch qua Internet banking năm 2016 tăng 42% so với năm 2015và giá trị giao dịch qua kênh Mobile banking trong cùng năm là 303 nghìn tỉ đồng (tăng 126% so với năm 2015).
Cũng trong báo cáo của ThS Hòa, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để thúc đẩy tài chính toàn diện trên cơ sở ứng dụng công nghệ số như kết cấu dân số trẻ, dễ tiếp cận với các trào lưu tiêu dùng mới, tỉ lệ sử dụngInternet và Mobile tăng trưởng nhanh; từ phía cung, các tổ chức cung cấp dịch vụ như ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty công nghệ tài chính… trong một vài năm gần đây đã nhanh chóng nắm bắt và phát triển các giải pháp công nghệ để cung cấp dịch vụ tài chínhvà có xu hướng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa.
Tuy nhiên, sự phát triển ngân hàng số cũng đi kèm không ít thách thức về mặt công nghệ như: các vụ tấn công an ninh mạng vào các tổ chức tài chính, ngân hàng ngày càng phức tạp, phát tán virus, mã độc qua các ứng dụng, nguy cơ rò rỉ thông tin, dữ liệu khách hàng, giao dịch gian lận, lừa đảo trực tuyến…
Đưa ra giải pháp trước những thách thức trên, ThS Nguyễn Thị Hòa nhận định: “Cũng như các nguyên tắc về thúc đẩy tài chính toàn diện dựa trên ứng dụng công nghệ số đã được G20 đưa ra, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến các yếu tố như an toàn bảo mật và an ninh mạng tài chính. Cần có sự cân bằng giữa đổi mới, phát triển với kiểm soát rủi ro. Việc cố gắng đạt được tài chính toàn diện bằng mọi giá sẽ đi ngược lại các nguyên tắc căn bản, sẽ đe dọa sự phát triển bền vững. Điều này cần được đặt ra như là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy tài chính toàn diện”.
Thu Anh