"Chụp hình gia đình rồi đăng ảnh con lên Facebook thì có gì đâu mà bị phạt"
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 18:34, 01/06/2017
Theo đó, Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua đã có hiệu lực từ ngày 1.6.2017. Luật gồm 7 chương với 106 điều được quy định rất rõ. Đặc biệt, dư luận thời gian qua rất quan tâm đến Quyền bí mật đời sống riêng tư màLuật quy định tại Điều 21 như sau:
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Chị Bùi Kim Hoàn (quận 7, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi không rõ luật này như thế nào nữa. Nhưngkhông lẽ gia đình chụp hình chung với nhau, hay tôi ghi lại khoảnh khắc đáng yêu của cháu, muốn đưa lên mạng xã hội là phạm luật hay sao?Tôi là mẹ cháu, tôimuốn khoe ảnh con mình mà chưa hỏi ý kiến cháu thì liệu có bị xử phạt hay không?”.
Tại Việt Nam điều này cònkhá mới, tuy nhiên, ở các nước phát triển việcnày đã có quy định, chế tài cụ thể. Ví dụ, ở Pháp, bố mẹ có thể bị phạt đến 35 nghìn bảng (hơn 1 tỉ đồng) nếu đưa hình con lên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của các em (từ 7 tuổi trở lên).
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Hiện nay điều luật về quyền trẻ em đã có hiệu lực và hết sức cụ thể. Điều này rất tốt, quyền lợi của trẻ em cần được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, do đặc thù văn hóa của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng nênviệc áp dụng một số điều luật cần phù hợp”.
Trước đó, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) đã trả lời báo chí: “Không nên hiểu cứng nhắc cứ hễ đăng bất cứ hình nào của trẻ em lên Facbeook thì cũng bị phạt. Chúng ta chỉ không được đăng tải những thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà Điều 33 Nghị định 56 đã liệt kê khi chưa được sự đồng ý của trẻ từ 7 tuổi trở lên. Còn những hình ảnh, thông tin của trẻ em mà không thuộc phạm vi của Điều 33 nói trên thì không phải bí mật đời tư của trẻ. Ví dụ gia đình đi chơi, chụp hìnhrồi đăng ảnh con lên Facebook thì có gì đâu mà bị phạt”.
Luật sư Quynh cũng cho biết, từ ngày 1.7, Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em cũng sẽ có hiệu lực. Nghị định quy định rõ thông tin bí mật đời tư của trẻ em là các thông tin về tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, địa chỉ, thông tin về trường lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em.
Tuy nhiên, theo luật sư Quynh, ở thời điểm hiện tại, luật cấm việc làm này đã cụ thể nhưngchế tài vẫn chưa có. Nếu muốn xử lýthì cần phải sửa đổi, bổ sung hành vi này vào luật xử phạt hành chính.
Hồ Đông