‘Một số ngân hàng đang là con tin của các tập đoàn lớn’

Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 17:10, 07/06/2017

Theo đại biểu quốc hội Đỗ Văn Sinh thì một số ngân hàng hiện là con tin của các tập đoàn lớn. Đây là một vấn nạn mà cả hệ thống chính trị cần chung tay xử lý nợ xấu, đặc biệt không có vùng cấm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm, thao túng gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận toàn thể về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Phải chế tài chặt chẽ

Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) -Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, tính đến 31.12.2016, nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu chiếm trên 10% tổng dư nợ cho vay bằng khoảng 18% GDP. Chính phủ đã thành lập VAMC mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng VAMC mới chỉ xử lý được 14,5%, còn 85,5% tồn đọng.

Theo ông, vì mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng cung ứng cho nên việc Quốc hội ban hành Nghị quyết xử lý nợ xấu là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, nếu Quốc hội chỉ cho phép nợ xấu xử lý đến 31.12.2016 và mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% là khó khả thi. Vìtheo đà tăng trưởng tín dụng hàng năm khoảng 15-18%, nợ xấu phát sinh 1,3% trong khoảng 5 năm tới tỷ lệ nợ xấukhoảng 7,15%. Nếu không kịp thời xử lý số nợ xấu này thì mấy năm tới, con số sẽ rất lớn.

Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng cần phải làm rõ nguyên nhân, động cơkhiến các ngân hàng cho vay vượt quá giá trị tài sản; phải quy định rõ hơntrách nhiệm của những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu và có chế tài xử lý nghiêm minh.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh cũng đồng ýrằng chế tài phải chặt chẽ, tránh hợp thức hóa các sai phạm do chủ quan gây ra.

"Một số ngân hàng đang là con tin của các tập đoàn lớn, đây là một vấn nạn hiện nay và cả hệ thống chính trị cần chung tay xử lý nợ xấu, đặc biệt không có vùng cấm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm, thao túng gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế", ông Sinh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Sinh cũng đề nghị cho phép cáctổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản đảm bảo nhưng không được phép chuyển giao quyền hành cho các tổ chức, cá nhân khác, đề phòngtrường hợp cáctổ chức tín dụng ký hợp đồng với các tổ chức thu nợ để dùng mọi hình thức thu giữ, siết nợ gây ra những hệ lụy không tốt cho nền kinh tế.

Không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu

Giải trình trước Quốc hội, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, theo số liệu đến tháng 9.2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 17,21% tổng dư nợ và cho vay nền kinh tế. Tuy nhiên, con số thựcchấtcó thể cao hơn ở thời điểm đó. Tính đến 31.12.2016, tổng nợ xấu VAMC mua nhưng chưa xử lý được là trên 195 nghìn tỉ đồng, chiếm 3,29%. Nợ xấu đã bán cho VAMC là 345 nghìn tỉ đồng. Tổng nợ xấu và nợ sẽ trở thành nợ xấu chiếm khoảng 10,08% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải trình trước Quốc hội

Về nguyên nhân, ông Lê Minh Hưng cho rằngthời gian qua, sự bất ổn chính trị và kinh tế thế giới đã tác động mạnh, gâyrủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Việc chất lượng kinh tế tăng trưởng chưa cao, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản thời gian dài trầm lắng, doanh nghiệp quy mô nhỏ, tỷ lệ phá sản cao, chính sách kinh tế vĩ mô thiếu tính ổn định… cũng đã tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt độngvay vốn của doanh nghiệp, khiến nhiều khách hàng chây ì, trốn tránh trách nhiệm trả nợ.

“Thị trường vốn chưa phát triển tương xứng nên ngân hàng vẫn là nguồn tài trợ vốn chính cho đầu tư và phát triển. Vì vậy rủi ro tài chính chính là rủi ro ngân hàng. Sự tăng trưởng nhiều năm của ta cũng do sử dụng vốn vay nên nợ xấu của nền kinh tế là nợ xấu ngân hàng”, ông Hưng nêu.

Về nguyên nhân chủ quan, theo Thống đốc là do các tổ chức tín dụng có quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho ngân hàng lợi dụng. Một số tổ chức tín dụng năng lực quản trị rủi ro hạn chế, tính tuân thủ quy chế chưa cao dẫn đến rủi ro khi cho vay; một bộ phận câu kết khách hàng đe dọa sự lành mạnh an toàn của hệ thống ngân hàng. Các hành vi đã đang và sẽ được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, ông cho rằng công tác thanh tra giám sát của NHNN chưa đáp ứng đượctình hình mới, năng lực một số thanh tra còn hạn chế…

Giải trình về xử lý trách nhiệm, ông Hưng cho biết các hành vi và cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Thời gian qua thanh tra ngân hàng đã xử lý nhiều vi phạm, chỉ đạo các tổ chức tín dụng chuyển hồ sơ gây thất thoát tín dụng sang các cơ quan điều tra.

Theo Bộ Công An từ năm 2011-2016,các cơ quan điều tra đã phát hiện và khởi tố 95 vụ án kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, khởi tố bị can gần 200 cán bộ. Tính riêng các vụ án lớn gần đây, các cơ quan đã khởi tố, truy tố xét xử 128 cán bộ ngân hàng, trong đó có nhiều mức án nghiêm khắc như tử hình, chung thân, trên 20 năm. Từ 2013 đã xử lý 352 cán bộ, trong giaiđoạn tái cơ cấu đã xử lý 65 dự án của NHNN.

Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, ông Lê Minh Hưng khẳng định sẽ không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm gây ra nợ xấu và tổn thất ngân hàng.

Một vấn đề khác cũng đượcdư luận quan tâm là xử lý tài sản đảm bảo. Một số đại biểu cho rằng thu giữ tài sản ảnh hưởng đến quyền công dân về chỗ ở. Tuy nhiên, Thống đốc cho biếtviệc thu giữ tài sản đảm bảo là quyền đương nhiên trên cơ sở các giao dịch, thỏa thuận với cáctổ chức tín dụngphù hợp hiến pháp và pháp luật.

“Nguyên tắc, chủ nhà khi đã cam kết hợp đồng bảo đảm đã nhất trí việc thu giữ này. Việc thu giữ đã có trình tự theo quy định pháp luật”, ông Thống đốc NHNN Lê MinhHưng nói.

Hoài Phong

Trí Lâm