Vụ Đồng Tâm trở lại trong phần tranh luận 'nóng' giữa Quốc hội

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 10:59, 10/06/2017

Trong phiên thảo luận trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội ngày 9.6, vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo trở nên “nóng” hơn bởi màn tranh luận của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đối với Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu.

Vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và những vụ việc khiếu kiện đông người được đại biểuNgọ Duy Hiểu (Hà Nội) đề cập và cho rằng đây là một thách thức lớn trong quá trình phát triển ở nước ta và là vấn đề cử tri hết sức quan tâm.

Theo vị này, trên phạm vi cả nước, tình hình khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện đông người đang diễn ra phức tạp, có lúc có nơi diễn ra gay gắt;nhất là ở những địa phương, địa bàn có nhiều dự án công trình thu hồi đất và giải phóng mặt bằng với quy mô lớn. Số vụ việc khiếu kiện đông người kéo dài vượt cấp chưa có chiều hướng giảm.

“Một số vụ việc xuất hiện yếu tố manh động, có bàn tay hỗ trợ và can thiệp rất tinh vi, nguy hiểm từ bên ngoài. Nhiều vụ việc, người dân bị lôi kéo vào các nhóm tụ tập khiếu kiện đông người mà không có mục đích hay lý do gì chính đáng, chỉ thuần túy là a dua, làm theo hiệu ứng đám đông hay vì lợi ích vật chất nhỏ được nhận cho việc trả công khi tham gia hoạt động này”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Nguyên nhân của tình trạng này được ông Hiểu cho rằng do việc thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chứcthiếu công khai, khách quan, minh bạch, quan liêu, sách nhiễu tiêu cực; nhận thức của nhiều người có trách nhiệm tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa đúng, chưa đầy đủ. Có lúc, có nơi chưa coi trọng còn khoán trắng cho cơ quan thanh tra hoặc bộ phận tiếp công dân; công tác thẩm tra, xác minh của cơ quan chức năng còn sơ sài;thu thập chứng cứ không đầy đủ; kết luận thiếu chính xác; phương án giải quyết thiếu thuyết phục, gây bức xúc cho công dân, dẫn đến tiếp tố, tiếp khiếu đến nhiều nơi.

Bên cạnh đó, có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất, có nơi cơ quan chức năng chưa bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân mà tìm mọi cách bảo vệ sự an toàn cho cán bộ sai phạm trong việc giải quyết đơn thư. Việc xử lý cán bộ có sai phạm trong giải quyết đơn thư còn chưa nghiêm, có địa phương có Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện bị kiểm điểm rút kinh nghiệm hàng chục lần trong việc sai phạm tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhưng vẫn tại vị.

Ông Hiểu cũng cho rằng, hệ thống pháp luật, chính sách, nhất là pháp luật về đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng và tố cáo, khiếu nại còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, xa thực tế, nhiều quy định chứa đựng những nội dung thiếu công bằng, bảo vệ làm lợi cho người chây ỳ chống luật, còn người gương mẫu có ý thức chấp hành pháp luật cao lại không được bảo vệ, không được hưởng lợi từ chính sách.

Cùng với đó, một bộ phận nhân dân không hiểu biết đầy đủ về pháp luật, chính sách, một số khác cố tình không hiểubị các thế lực thù địch hoặc không thiện chí, kích động, lôi kéo tham gia khiếu kiện đông người gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương.

Giải trình trước Quốc hội về vấn đề này, Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết tình hình khiếu nại, tố cáo năm 2016 có xu hướng giảm so với năm 2015. Tuy nhiên quý 1/2017 tình hình khiếu nại, tố cáo tăng trở lại, tăng 28,3% lượt người, 23% số đoàn đông người, tăng 72,9% số vụ việc so với năm 2016.

“Phức tạp nhất là tại Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung. Sau khi xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung có nhiều đoàn đông người xuất phát từ không được khiếu nại đã chuyển sang tố cáo. Tình trạng công dân khiếu kiện đông người xảy ra nhiều, có đoàn lên đến hàng trăm người ở thủ đô”, ông Phan Văn Sáu nói.

Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu giải trình trước Quốc hội chiều 9.6 - Ảnh: Thanhtragov

Về nguyên nhân, theo Tổng thanh tra Chính phủ là do chính sách pháp luật đất đai, nhất là công tác thu hồi, bồi thường đất, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi nhưng chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân; công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực yếu kém; quá trình quản lý chuyển đổi môi trường chợ còn bất lợp lý; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính, trách nhiệm của công chức tiếp công dân về khiếu nại,tố cáochưa cao; tuyên truyền hiệu quả thấp; ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế.

Ông Sáu cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tập trung giải quyết những vụ việc đông người, phức tạp, tồn đọng và xử nghiêm những trường hợp vi phạm luật khiếu tại, tố cáo.

Tuy nhiên, cho rằng phần giải trình của Tổng thanh tra Chính phủ chưa được thuyết phục, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) tranh luận lại và cho rằng Thanh tra Chính phủ chỉ mới nêu nguyên nhân mà chưa chú ý đến công việc của mình.

“Từ kỳ họp thứ 2 đến nay, tôi theo dõi cho rằng đơn vị này có 3 điều. Đó là "thiếu quyết liệt, chậm đổi mới, kém hiệu quả".

Dẫn chứng cho nhận định này, đại biểuLưu Bình Nhưỡng nêu ra 3 vụ nổi cộm. Một là vụ Công ty cổ phần đầu tư Kim khí Hải Phòng kêu cứu từ năm 2015, do thành phố phê duyệt đề án làm bến xe Thượng Lý theo đề án xã hội hóa bến xe Tam Bảo nhưng sau đó thành phố lờ đi không thực hiện đề án, dù Thủ tướng đã 3 lần chỉ đạo giải quyết.

Thứ 2 là việc tố cáo tham nhũng cổ phần hóacủa Tổng công ty Vận tải thủy thuộc Bộ GTVT do chính một nguyên lãnh đạo của công ty đó đứng đơn mà không ai giải quyết. “Khi VPCP chuyển đơn về Bộ GTVT 5 tháng không giải quyết, họ lại tiếp tục gửi cho tôi. Tôi tiếp tục gửi đơn cho Thủ tướng, Tổng thanh tra. Đến bây giờ các đồng chí lại chuyển đơn cho Bộ GTVT thì tôi không biết các đồng chí tiếp tục để vụ việc này đến bao giờ”.

Đặc biệt, ông Nhưỡng đề cập đến vụ Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) khi bà con bắt giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin vì hàng loạt bức xúc dokhiếu nại không được giải quyết, cảnh sát lại trấn áp bà con, cả ông lão 80 tuổi.

“Đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng - an ninh, không thuộc diện đất của Hà Nội nhưng tôi chưa thấy Thanh tra Chính phủ có ý kiến gì về việc này. Lẽ ra Thanh tra Chính phủ phải tham mưu cho Chính phủ. Và ở chỗ này đồng chí không cho rằng một trong những nguyên nhân vụ việc ở Đồng Tâm thuộc về hệ thống thanh tra”, ông Nhưỡng nói.

Tranh luận lại ý kiến của ôngNhưỡng, đại biểuTrịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) cho rằng ông Nhưỡng nói cảnh sát về Đồng Tâm bắt giữ, trấn áp bà con ở Đồng Tâm là sai và sự thật là bà con Đồng Tâm bắt giữ cảnh sát. Ông Phươngđề nghị ôngNhưỡng rút lại lời nói đó.

Sau phátbiểu của đại biểuPhương, ôngNhưỡng tiếp tục giơ bảng tranh luận lại, tuy nhiên vì thời gian có hạn, Phó chủ tịch Quốc hội đã dành phần phát biểu cho đại biểu khác.

Hoài Phong

Trí Lâm