Trí tuệ nhân tạo có thể khiến hàng triệu người thất nghiệp
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:49, 12/06/2017
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện hữu ở mọi mặt trong cuộc sống. Công nghệ này đã đi vào rất nhiều ứng dụng trong thực tế như phần mềm nhận dạng giọng nói, phần mềm nhận diện khuôn mặt, các trợ lý ảo, hệ thống điều khiển giao thông thông minh, phòng chống gian lận, tiết kiệm năng lượng…
Tăng nguy cơ thất nghiệp và nhiều hơn thế…
Trao đổi với báo Một Thế Giới, anh Lê Công Thành, Giám đốc Topica AI Lab, chuyên gia về AI tại Việt Nam chia sẻ: “Công nghiệp 4.0 và AI sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội nhưng ngược lại, nó cũng sẽ khiến cho không ít người mất việc, thiếu việc làm do nền công nghiệp 4.0 thường diễn ra tại các nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Namkhi nguồn lao động của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào vốn đầu tư của những nước lớn”.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong 10 năm tới, 86% lao động Việt Nam trong ngành da giày có thể bị mất việc vì robot. Hiện Việt Nam có khoảng 55,5 triệu người trong độ tuổi lao động vớiđa số ở trình độ phổ thông và đây chính là đối tượng có khả năng bị robot thay thế công việc cao nhất. Không chỉ vậy, robot với khả năng học hỏi của AI có thể thay thế công việc của rất nhiều chuyên gia trong thời gian tới, từ những công việc của bác sĩ trong ngành y tế chođến các công việc đòi hỏi cả cảm xúc, tình cảm…
Được biết, ngoài việc làm tăng nguy cơ thất nghiệp, AI còn khiến giới công nghệ lo lắng khi gần đây cónhiều cuộc tấn công mạng khi các thiết bị kết nối Internet bị kẻ xấu sử dụng để theo dõi và thu thậpthông tin người dùng. Nhiều chuyên gia công nghệ lo ngại, khi thiết bị AI được kết hợp khả năng “máy học” thì chính nhà sản xuất cũng không thể biết nó sẽ “học” tới mức độ nào từ người dùng và người dùng cũng không thể biết được mình “bị học” những gì. Điều này có thểdẫn tới những bí mật riêng tư của người dùng sẽ bị xâm phạm.
Trước lo ngại trên,anh Thành giải thích: “Bản thân AI cũng sinh ra nhiều lớp bảo vệ thực sự thông minh giúp ngăn chặn những cuộc tấn công mạng, điển hình như nếu phát hiện những hành vi giao tiếp Internet bất thường trên cácthiết bị, AI hoàn toàn có thể chặn ngay chứ không “ngây thơ” như những hệ thống truyền thống”.
Con người là yếu tố quan trọng nhất
Trước câu hỏi giới trẻ Việt Nam nên làm thế nào để đón làn sóng AI, Giám đốc Topica AI Lab nhận định: “Qua thời gian dài làm việc với các bạn sinh viên, tôi thấy rằng nền tảng Toán học của các bạn trẻ rất tốt và hoàn toàn có thể làm việc, nghiên cứu về AI không kém gì các bạn trẻ ở nước ngoài bởi chúng ta có những nguồn tài nguyên online, những khóa học online hướng dẫn về AI…”.
Tại sự kiện IBM Watson Vietnam Summit được tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Trần Nguyên Vũ, Giám đốc quốc gia các nhóm giải pháp phần mềm IBM Việt Namcũng cho rằng đội ngũ khoa học cơ bản ở Việt Nam rất giỏi và đây là yếu tố rất cần để làm AI. Ngoài ra,giới trẻ Việt Nam cũng có trình độ cao về lập trình. Hai yếu tố này kết lại sẽ tạo ra lợi thế.
Tuy nhiên, trên cương vị Giám đốc Topica AI Lab, anh Thành cũng chỉ ra những điểm yếu của giới trẻ Việt Nam như thiếu định hướng vàthiếu tài nguyên tính toán. Để làm được những mô hình chạy trên mạng nơron thì cần hệ thống tính toán ngang cỡ với những siêu máy tính, trong khi ở Việt Nam gần như là không có.
Đồng quan điểm với anh Thành, ông Vũ cũng cho rằng điều mà giới trẻ Việt Nam còn thiếu là làm sao để sản phẩm của mình ứng dụng giải các bài toán cụ thể. Vị chuyên gia này khuyến nghị giới trẻ nên tham gia vào các cộng đồng và cùng làm việc. Đó không chỉ là cộng đồng công nghệ mà còn là kinh doanh… để qua đó thấu hiểu và phát triển ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong sự kiện FPT Tech Day 2017, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnhbên cạnh việc tập trung nghiên cứu vào các vấn đề cốt lõi của AI, giới công nghệ có thể tận dụngcác nền tảng AI mở của các hãng công nghệ lớn trên thế giới để giải quyết các bài toán thực tế.
Thu Anh