Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp chống nghèo đói và những vấn nạn toàn cầu
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 05:33, 13/06/2017
Tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên của Liên Hợp Quốc về trí tuệ nhân tạo ở Genéve, Thụy Sĩ, với sự tham gia của các chuyên gia, các quan chức và doanh nhân tại Genéve, các đại biểu đều hy vọng rằng các thuật toán và robot sẽ giúp thế giới trong cuộc chiến chống nghèo đói và giải quyết các vấn đề khác ở cấp độ toàn cầu.
Các chuyên gia đã thảo luận về các cơ hội và rủi ro do công nghệ của trí tuệ nhân tạo mang lại. Một trong những mối đe dọa chính là sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân chúng khác nhau.
Theo tạp chí Nature, Chaesub Lee, giámđốc Vụ tiêu chuẩn hóa viễn thông của Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại rằng: "Các nước đang phát triển tuy được hưởng lợi nhiều nhất từ sự ra đời của trí tuệ nhân tạo, nhưng đồng thời cũng bị mất nhiều nhất nếu chúng ta không cảnh giác”. Các chuyên gia tin rằng các thuật toán có thể là một trong những công cụ chính để chống lại nghèo đói trong tương lai. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cải thiện các phương pháp thống kê và có thể xác định chính xác bao nhiêu người nghèo sống trong một khu vực cụ thể.
Để làm điều này, các nhà khoa học sẽ phân tích hình ảnh vệ tinh và sử dụng các thuật toán nhằmxác định, khu vực nào đông người nghèo và nơi nào tập trung những người giàu có sinh sống. Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn so với các phương pháp tương tự được áp dụng trước đó.
Các nhà khoa học ở Đại học Stanford (Mỹ) cũng đang sử dụng hình ảnh vệ tinh và trí tuệ nhân tạo để dự đoán sản lượng mùa màng. Các tổ chức từ thiện của UNICEF sẽ xác định trẻ em suy dinh dưỡng thông qua đào tạo chuyên sâu - hệ thống phân tích hình ảnh và video quay ở một số vùng lãnh thổ. Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo cũng giúp đối phó với những hậu quả của thiên tai. Các thuật toán xác định nơi có thể có các nạn nhân và những người cần được giúp đỡ trước tiên.
Tại Hội nghị thượng đỉnh tại Genéve, các chuyên gia cũng thảo luận về các kịch bản ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đạt được phát triển bền vững. Theo kế hoạch, vào năm 2030, Liên Hợp Quốc phải cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dân nghèo nhất trên thế giới và tìmviệc làm cho họ.
Đồng thời, các quan chức Liên Hợp Quốc cũng đã không quên đề cập đến những rủi ro do các công nghệ mới gây ra. OpenAI, một tổ chức được Elon Musk và các doanh nhân khác thành lập đã tập trung vào việc hình thành một quỹ trị giá 1 tỉUSD kể cả số tiến quyên góp được từ tổ chức từ thiện để tạo ra các hệ trí tuệ nhân tạo an toàn.
Vào tháng 10 năm ngoái, đã xuất hiện tổ chức hợp tác dùng trí tuệ nhân tạo vì lợi ích xã hội, có sự tham gia của Google, Microsoft, Facebook, UNICEF và Tổ chức quan sát nhân quyền.
Vào tháng 2 năm nay, tại một hội nghị ở Asilomar thông qua một bộ luật mới về trí tuệ nhân tạo, mô tả các quy tắc cơ bản của việc nghiên cứu và áp dụng trí tuệ nhân tạo, cũng như các nguyên tắc đạo đức mà các nhà phát triển phải tuân thủ.
Bộ quy tắc ứng xử này đã được sự ủng hộ của 877 nhà phát triển trí tuệ nhân tạo và robot cũng như của 1.392chuyên gia ngoài ngành này, trong số đó có doanh nhân Sam Altman, nhà khoa học Stephen Hawking cũng như Demis Hassabis, người đứng đầu DeepMind và Elon Musk, người sáng lập Tesla .
Vũ Trung Hương