Người dân TP.HCM được sử dụng thuốc chống lây nhiễm HIV/AIDS miễn phí
Thông tin Y học - Ngày đăng : 05:36, 13/06/2017
Tại lễ khởi động dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) diễn ra tại TP.HCM chiều 12.6, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết TP.HCM là địa phương được chọn làm thí điểm để thực hiện dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Theo đó, những người có yếu tố nguy cơ bị phơi nhiễm HIV, sau khi được sàng lọc đủđiều kiện sẽtham gia dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Trong thời gian tham dịch vụ này, những người tham gia sẽ được sử dụng miễn phí thuốc kháng vi rút có chứa tenofovir trong thời gian 1 tháng. Đây là loại thuốc, nếu sử dụng đều đặn và thường xuyên (mỗi ngày 1 viên)sẽ giảm nguy cơ nhiễm HIV ở người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc tiếp xúc với máu người nhiễm HIV lên đến 92%.
Bà Cao Kim Thoa - Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho hay dịch vụ này được bắt đầu thực hiện thí điểm tại TP.HCM vào đầu tháng 3.2017 và kéo dài đến tháng 9.2018. Trong thời gian này, những người có nguy cơ phơi nhiễm sẽ được sàng lọc để tham gia dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Trong 1 tháng đầu,người tham gia dịch vụ này sẽ được sử dụng thuốc miễn phí, sau đó phải chi trả với mức trợ giá khoảng 750.000 đồng/ lọ (30 viên) sử dụng trong thời gian 1 tháng.
Theo bà Thoa thuốc kháng vi rút có chứa tenofovir có tác dụng ngăn chặn không cho lây nhiễm HIV qua đường tình dục và đường máu lên đến 92%. Tuy nhiên, để có tác dụng trên, người sử dụng phải uống thuốc này trước 7 ngày khi quan hệ tình dục và trước 21 ngày khi tiếp xúc với máu có nguy cơ nhiễm HIV; đồng thời uống liên tục mỗi ngày 1 viên khi nào không còn tiếp xúc với yếu tố có nguy cơ trên thì mới dừng.
“Như vậy với chi phí trên, việc phòng ngừa nhiễm HIV bằng loại thuốc này không phải quá tốn kém, những người có mức sống trung bình vẫn có thể đáp ứng được. Ngay cả sau khi hết chương trình thí điểm, những người có nhu cầu sử dụng thuốc này để phòng lây nhiễm HIV phải mua cũng chỉ với giá khoảng 1,5 triệu đồng/lọ (30 viên)”, bà Thoa nói.
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV là mục tiêu lâu dài do kế hoạch cứu trợ khẩn cấp AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) hỗ trợ thông qua dự án Healthy Markets của cơ quan phát triển Hoa Kỳ.
Từ năm 2015 Tổ chức y tế thế giới đãkhuyến cáo mạnh mẽ việc sử dụng dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV như một phần trong chiến lược dự phòng HIV kết hợp với những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV là biện pháp dự phòng HIV mới và hữu hiệu đang được ngày càng áp dụng nhiều nước trên thế giới, kể cả các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình.
Tiến sĩNguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục phòng chống HIV/ AIDS cho rằng việc đưa dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV vào Việt Nam sẽ giúp chúng ta giảm mạnh các ca nhiễm HIV mới và loại trừ HIV ở Việt Nam vào năm 2030.
“Sau thời gian thực hiện thí điểm tại TP.HCM chúng tôi sẽ tiến hành tổng kết và trình Bộ Y tế nhằm định hướng cho các bước tiếp theo. Thông qua PEPFAR, Chính phủ Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao,sốt rét và các đối tác khác sẽ xây dựng cơ chế bền vững nhằm tiếp tục khi Việt Nam đảm nhận trách nhiệm tài chính và nguồnlực cho chương trình dự phòng điều trị, và loại trừ HIV”, ông Long nói.
Hồ Quang