Có gì trong 7-Eleven khiến giới trẻ Việt xếp hàng từ sáng đến chiều?
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 10:29, 16/06/2017
Ngày 15.6, cửa hàng đầu tiên của7-Eleven đã khai trương và mở cửa tại tầng trệt Saigon Trade Center (37 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM).
Buổi khai trương đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, từ sinh viên tới nhân viên văn phòng. Ngay từ sáng sớm, nhiều người đã xếp hàng dài chỉ để tham quan và mua sắm tại cửa hàng 7-Eleven đầu tiên của Việt Nam.
Cửa hàng Nhật đậm chất hàng Việt
Cũng giống như các cửa hàng tiện lợi thông thường, 7-Eleven cũng có những gian hàng quen thuộc như khu nước uống, khu đồ khô, khu bánh ngọt, trái cây, khu đồ ăn nhanh…
Tuy nhiên, 7-Eleven đã dành hẳn một khu vựckhá rộng để phục vụ các món ăn Việt Nam. Đơn cử như chè bà ba, chè xoài, chè ba màu, chè nhãn hạt sen, hột vịt lộn xào me, gỏi cuốn, phở xào, bún thịt nướng... Hay các món đặc sản khô như mơ dẻo, mận cay, trái cây sấy khô của LangFarm... và nước Spluree (đặc trưng của 7-Eleven) với ba vị chính dâu đỏ, táo xanh, xoài vàng.
Đáng chú ý, cửa hàng này dành hẳn một khu vực khá rộng để phục vụ các món ăn kèmvớicơm và được bán theo từng phần. Điểm khác biệt nữa so với những cửa hàng tiện lợi khác nữa là 7-Eleven không những có đồ ăn sáng mà còn có luôn cơm trưa chọn món.Theo nhân viên của 7-Eleven, các món ăn này sẽ được thay đổi thường xuyên để phù hợp vớiyêu cầu của khách hàng.
Ông Vũ Thanh Tú, CEO 7-Eleven tại Việt Nam chia sẻ các cửa hàng của thương hiệu này sẽ chọn đồ ăn nhanh để tạo ra sự khác biệt. Đây cũng chính là một trong những chiến lược của 7-Eleven tại Việt Nam bởi đồ ăn nhanh đang có nhu cầu cao tại Việt Nam. Hiện tại, 7-Eleven đã tìm rađối tác để cung cấp, làm ra thực phẩm sạch cho cửa hàng.
“Chúng tôi muốn tập trung vào việc bán thức ăn ngon chứ không phải sản xuất hay cung cấp thực phẩm. Đó là cách làm của 7-Eleven toàn cầu", ông Vũ chia sẻ.
Theoông Vũ, 7-Eleven sẽ là một trong những thương hiệu lớn cuối cùng vào Việt Nam, thế nên thương hiệu này cần xây dựng thực đơn có nhiều món ăn mà người Việt đã quen như xôi chè, bánh mì, gỏi cuốn… để có thể thu hút các khách hàng bản địa.
Điểm cộng và điểm trừ từ khách hàng
Chị H.T.T.Hương (nhân viên vănphòng) cho biết cửa hàng 7-Eleven đầu tiên tại Việt Nam tại bán rất nhiều thức ăn, đồ uống và cả các dịch vụ khác, phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Cửa hàng rộng, sạch sẽ, nhân viên phục vụ thân thiện và nhiệt tình, khiến là điểm cộng của 7-Eleven.
Đồng quan điểm, T.Trang (sinh viên) cũng đánh giá khá tốt về sản phẩm và cách phục vụ của cửa hàng này. Tuy nhiên, Trang cho rằng điểm trừ khiến nhiều khách hàng thất vọng nhất về cửa hàng 7-Eleven đầu tiên chính là địa điểm.
Bởi lẽ, cửa hàng này nằm hẳn trong một khu cao ốc sang trọng, nếu muốn vào mua sắmthì người mua rất khó khăn để có thể gửi xe mà khu vực này khó tìm chỗ gửi xe và khá bất tiện. Khách hàng sẽ phải gửi xe ở chỗ khác với mức phí 10.000 đồng/xe. Trong khi đó, ở các cửa hàng tiện lợi khác, khách hàng có thể để xe phía trước và không mất phí gửi xe.
Ngoài ra, không gian ăn uống tại cửa hàng được nhiều khách hàng nhận xét là nhỏ hơn nhiều so với Ministop hay Family Mart. Do đó, vào giờ cao điểm, khách hàng khó kiếm được chỗ ngồi để có thể ăn uống tại cửa hàng.
7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc sở hữu của Seven & I Holdings Group (Nhật Bản). Tính đến cuối năm 2016, thương hiệu này có mặt tại 17 quốc gia với 61.500 cửa hàng trên toàn thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, 7-Eleven đã xuất hiện tại Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Indonesia.
7-Eleven đã ký thỏa thuận nhượng quyền với Seven System Việt Nam vào giữa năm 2015. Mục tiêu của công ty là mở 100 cửa hàng tại Việt Nam trong 3 năm và 1.000 cửa hàng trong 10 năm. Sự góp mặt của 7-Eleven đã khuấy động cuộc chiến giữa các cửa hàng tiện lợi như Vinmart+, Circle K, B’s Mart, Ministop, Family Mart... Trong đó, Vinmart+ sẽ là đối thủ nặng ký nhất với hệ thống 1.000 cửa hàng trên cả nước.
Bài và ảnh: Phan Diệu