Michael Abadie - người Mỹ lưu giữ nhiều hình ảnh Việt Nam

Văn hóa - Ngày đăng : 06:26, 22/06/2017

Michael Abadie sinh năm 1954 tại thành phố New York. Anh lấy bằng cao học về bảo hiểm tại City University of New York trước khi trở thành cố vấn quản lý rủi ro (Insurance Manager) cho công ty Đức đặt văn phòng tại Mỹ tên là Hoechst Celanese Corporation. Năm 1988, Michael Abadie lần đầu tiên đặt chân tới Sài Gòn, và chuyến đi này đã lưu giữ chân anh tại thành phố phương Nam nắng ấm đến tận bây giờ.

Duyên nợ với Việt Nam

Trong thời gian làm việc tại thành phố New York đầu thập niên 1980, Michael Abadie gặp gỡ và yêu một người con gái gốc Việt tên Tuyết Lê. Hai người tiến tới hôn nhân trong thời gian sau đó. Lúc này gia đình chịTuyết Lê vẫn còn ở Sài Gòn rất đông nên hai vợ chồng muốn về Việt Nam thăm viếng. Nhờ một sự vô tình và chút may mắn, năm 1988, Michael Abadie và Tuyết Lê đáp máy bay xuống phi trường Tân Sơn Nhất.

Michael Abadie nhớ lại: “Vào cuối thập niên 1980, Việt Nam và Mỹchưa bình thường hóa quan hệ nên việc một người Mỹ có mặt tại Việt Nam là vô cùng hiếm. Trong thời gian làm việc tại New York, tôi vô tình quen biết một quan chức ngoại giao Việt Nam. Mối quan hệ cá nhân này đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được phép trực tiếp về thăm quê hương của vợ”.

Theo Michael thì anh đến Sài Gòn đúng dịp Tết năm 1988. Lúc đó, Sài Gòn vẫn còn thưa vắng người. Trụcđường trung tâm Nguyễn Huệ và Lê Lợi thỉnhthoảng mới có người qua lại. Nhưng tầm 3 tuần trước Tết thì chợ hoa xuất hiện tại đường Nguyễn Huệ. Lúc này ngườidân nô nức kéo về xem chợ hoa. Thế nhưng đến chiều 30 thì chẳng còn một ai. Sự yên tĩnh trở lại như cũ.

Thời điểm Michael sang Việt Nam, tại thành phố New Yok quê hương anh, cộng đồng người Việt và người Á châu còn ít nên dù có vợ Việt, Michael chưa bao giờ được ăn Tết Việt đúng nghĩa. Vì vậy, cái Tết đầu tiên tại Sài Gòn để lại trong ký ức của anh ấn tượng sâu sắc. Michael tâm sự: “Nhà vợ tôi ở quận 4 thuộc dạng đông con và nghèo nên ngôi nhà rất cũ kỹ. Nhưng ngày Tết được trang hoàng ngăn nắp, sạch sẽ. Mọi người trong gia đình chọn cho mình bộ đồ tươm tất nhất để mặc vào đêm giao thừa và mùng một”.

“Lúc này tôi được ăn bánh tét với hột vịt thịt kho cùng dưa kiệu, giá, cải chua. Tôi bất ngờ vì nó rất ngon. Vui nhất là lúc lì xì cho con cháu. Chúng tôi đổi từ tiền Mỹ sang tiền Việt gần một túi xách. Chúng tôi tặng hết mấy chục người trong đại gia đình. Với tôi đó là cái Tết Việt đáng nhớ nhất. Theo vợ tôi, đó là một trong những cái Tết đặc biệt nhất của gia đình cô ấy”. Michael cho biết thêm.

Vì sự đặc biệt mà Michael đã chụp lại rất nhiều hình ảnh tại Sài Gòn cũng như nhiều tỉnh thành tại Việt Nam trong lần đầu tiên anh đến đây. Sau khi trở về Mỹ, anh thấy nhớ Việt Nam da diết. Thế rồi hai vợ chồng bàn nhau sẽ trở lại Việt Nam làm việc và sinh sống lâu dài. Michael bắt đầu nhờ vợ dạy tiếng Việt. Anh học chăm chỉ mỗi ngày nên nhanh chóng nói thạo tiếng Việt.

Ngay khi Mỹvà Việt Nam tuyên bố bình thường hóa quan hệ, Michael quyết định nghỉ việc tại công ty bên Mỹ và sang Sài Gòn. Lúc đó, ngành bảo hiểm vẫn còn chưa phát triển nên các công ty lớn rất cần những chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhờ vậy, Michael dễ dàng được chọn vào vị trí Trưởng đại diện và tổng giám đốc (Chef Rep and General Director) của công ty Jardine Lloy Thomson từ 1995 – 2009. Đến 2010, anh chuyển sang làm chuyên viên tư vấn rủi ro (Senior Risk Management Consulatant) cho tập đoàn PVI.

Lưu giữ hàng trăm ngàn bức ảnh về Việt Nam

Nhờ có công việc ổn định với thu nhập tốt nên Michael và vợ có cuộc sống rất thoải mái tại quê hương thứ hai của anh. Anh có sở thích du lịch nênnhững ngày rảnh rỗi thườngcùng vợ lang thang khắp nơi. Anh đã leo lên đỉnh Fansipan vàđặt chân đến Lũng Cú, mũi Cà Mau... Nói chung là bất kỳ vùng đất nào của Việt Nam cũng có dấu chân của Michael. Trong những chuyến đi đó, anh luôn mang theo bên mình chiếc máy ảnh để chụp lại tất cả những gì anh cho là đặc biệt với góc nhìn của mình.

Michael chụp bà xã và một người con lai bán thuốc lá dạo tại Sài Gòn năm 1988

Nói về điều này, Michael cho biết: “Đối với tôi, tất cả những gì ở Việt Nam đều thú vị, vì vậy, tôi muốn chụp ảnh để lưu giữ lại những khoảnh khắc mà mình trải qua nơi đây. Tính từ năm 1988 đến giờ, tôi đã chụp hàng trăm ngàn bức ảnh Việt Nam. Đối với những tấm ảnh rửatừ phim, tôi tập hợpthành những album. Qua giai đoạn máy kỹ thuật số, tôi lưu trên máy tính. Thỉnhthoảng, tôi xem lại các bức hình mình chụp và ngạc nhiên nhận ra Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đã thay đổi quá nhiều”.

Một góc quận 7 trước khi trở thành khu đô thị hiện đại

Theo Michael, khu vực trung tâm Sài Gòn giờ đã khác hẳn ngày trước. Anh còn nhớ tại đường Nguyễn Huệ nhữngnăm 1988 -1990có một hàng bánh xèo rất ngon. Tiếc là cái quán nổi tiếng ấy đã không còn tồn tại. Khi anh về miền Tây, anh say đắm chiêm ngưỡng người phụ nữ trong hình ảnh chiếc áo bà ba, nhưng những năm sau này chiếc áo đặc thù ấy cũng thưa thớt dần trong đời sống người Việt. Trong mắt anh, nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người tại Tây Nguyên và Tây Bắc cũng phai nhạt dần theo thời gian. Michael cảm thấy tiếc cho điều đó.

Đến hết năm 2010, Michael chính thức nghỉ hưu. Thời điểm này, anh cộng tác với những dự án ngắn hạn. Phần lớn thời gian rảnh, anh lang thang khắp nơi, quan sát và chụp hình. Lúc ởSài Gòn thì mỗi đầu giờ trưa, anh chọn một tuyến xe buýt đến khu vực anh cần đến. Tại đó, anh đi bộ và chiêm ngưỡng, thấy điều gì lạ lẫm thì dừng lại chụp hình. Và như thế bộ sưu tập hình ảnh Việt Nam của anh ngày một nhiềuthêm.

Bức ảnh Michael chụp chợ hoa Nguyễn Huệ năm 1988

Điều đáng nói là trong số nhiều bức ảnh của Michael thìcó rất nhiều tấm thực sự quý vì đó chính là hình ảnh Việt Nam đã không còn tồn tại trong thời điểm hiện tại. Đây là những bức hình sẽ khiến người lớn tuổi hoài niệm về một thời, còn thế hệ trẻ sẽ hình dung được thành phố Sài Gòn hay tất cả tỉnh thành Việt Nam vào nhiều năm trước như thế nào.

Một người bạn Việt Nam sau khi nhìn thấy các bức ảnh cũ của Michael đã gợi ý anh thực hiện một buổi triển lãm ảnh Sài Gòn từ năm 1988 đến nayvà phát hành sách ảnh. Anh rất thú vị trước ý kiến này, bởi vìviệc anh chụp ảnh Việt Nam cũng vì mục đích để đến lúc nào đó chia sẻ cho người Việt Nam chứ chẳng để riêng mình.

Michael ghi lại hình ảnh tà áo dài Việt Nam trong một lễ hội tại Nha Trang năm 2008

Sự sẻ chia chính là quan niệm sống của Michael kể từ khi anh đặt chân đến Việt Nam. Với bản tính vui vẻ, cởi mở và nói giỏi tiếng Việt, đi đến đâu anh cũng được chào đón. Anh giao lưu với tất cảmọi người từ một người lao công đến tầng lớp trí thức...

Trong nhiều năm ở Việt Nam, anh cống hiến khá lớn cho công tác từ thiện. Vợ chồng anh đã cấp học bổng cho hai sinh viên nghèo Việt Nam. Bây giờ một ngườithành đạt và có nhiều tài sản hơn anh. Người còn lại có cuộc sống rất ổn định. Họ xem Michael như ân nhân nên rất quý trọng anh. Tấm chân tình của họ, cũng như những nụ cười của những người màanh gặp ở Việt Nam là một chất men làm anh thêm yêu quý đất nước này.

Huy Nguyễn

nguyen huy