Chụp ảnh người dùng để quản lý sim rác là không cần thiết
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 10:57, 21/06/2017
Theo Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, thuê bao cần phải bổ sungảnh chụp chân dung chính chủ. Nhà mạng sẽ phải thực hiện lấy những thông tin này đối với các thuê bao đăng ký mới sau ngày 24.4.2017. Với các thuê bao đã kích hoạt trước ngày nàythì nhà mạng có 12 tháng để bổ sung thông tin theo quy định mới.
Các nhà mạng hiện đều đã có thông báo và đang triển khai việc chụp ảnh người trực tiếp đến giao dịch và ký kết hợp đồng.Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, quy định nêu rõ sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày và tạm dừng cung cấp dịch vụhai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Kiều Anh Vũ thuộcĐoàn luật sư TP.HCM cho rằng, việc hạn chế sim rácđể tránh những cuộc gọi quấy nhiễu, làm phiền, thậm chí là đe dọa, khủng bố… là cần thiết. Tuy nhiên, quy định phải chụp ảnh người trực tiếp đến giao kết hợp đồng dịch vụ viễn thông di động là không hợp lý.
Thứ nhất, quyền hình ảnh là quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ, cụ thể là quy định của Bộ luật Dân sự, theo đó việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Do đó, Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung yêu cầu phải chụp ảnh người trực tiếp đến giao kết hợp đồng dịch vụ viễn thông di động mà không cần sự đồng ý của người đó là trái với quy định của Bộ luật Dân sự.
“Nghị định là văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp hơn Bộ luật Dân sự nên không thể quy định như vậy”, ông Vũ nêu.
Thứ hai, theo ông Vũ, việc sử dụng thuê bao di động bản chất là quan hệ hợp đồng, mặc dù là giao kết hợp đồng theo mẫu nhưng phải đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng - bên yếu thế trong giao dịch này, phải đảm bảo sự bình đẳng, tự nguyện trong giao kết hợp đồng, không thể buộc họ phải chụp ảnh chân dung để nộp cho nhà mạngkhi họ không muốn.
“Cần lưu ý rằng đây là quan hệ hợp đồng chứ không phải quan hệ hành chính, mệnh lệnh, phục tùng, cần hạn chế quy định mang tính bắt buộc, cưỡng ép”, luật sư Vũ nhấn mạnh.
Thứ ba, ông Vũ cho rằng hiện tại thông tin thuê bao cũng đã dựa trên giấy tờ tùy thân của người sử dụng thuê bao, bao gồm số chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu. Đối với tổ chức cũng đã có giấy phép thành lập. Do đó, yêu cầu phải chụp ảnh người trực tiếp đến giao kết hợp đồng dịch vụ viễn thông di động là không thật sự cần thiết.
Luật sư này cho rằng, việc thắt chặt quản lý sim rác, tin nhắn rác thông qua việc xác định rõ danh tính của chủ nhân từng thuê bao di động là hợp lý nhưng giải pháp không phải là ở chỗ “chụp ảnh” người dùng mà phải là tăng cường kiểm soát việc “cấp thuê bao” của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
Theo vị này, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến simrác tràn lan là ở khâu “cấp thuê bao” của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Tình trạng thông tin thuê bao không chính xác, lấy thông tin cá nhân của người này gắn cho người khác chủ yếu là do các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đã không tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành, không đối chiếu, kiểm tra thông tin cá nhân người dùng khi đăng ký thuê bao…
Do đó, nếu các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông kiểm tra đúng thông tin cá nhân của người dùng, thực hiện đăng ký thuê bao gắn liền với các thông tin chứng thực cá nhân của người dùng thì sẽ đảm bảo được “thuê bao chính chủ” chứ không cần phải chụp ảnh gì cả. Dokhông kiểm soát được việc cấp thuê bao của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông mà buộc phải chụp ảnh người dùng là rất không hợp lý.
Không thể có quy định trên luật được
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết, mỗi chiếc simđiện thoại khi đăng ký đều khai báo tên tuổi, số chứng minh nhân dân, trong khiluật Viễn thông không quy định nhưng nghị định lại bắt người dân chụp ảnh, không thể có quy định trên luật được.
Ông còn nói việcloại bỏ sim rác ra khỏi đời sống là cần thiết, cần được ủng hộ nhưng phải có quy định để tạo điều kiện cho người dân chấp hành. Đặc biệt, các quy định đó không nên vượt lên các khuôn khổ quy định khác của luật.
Trước đó, bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết nhiều quốc gia còn nhận diện vân tay, chụp ảnh khi đăng ký thuê bao.
“Việc ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân vẫn cần thu thập các thông tin gắn liền với một người, cụ thể như vân tay hoặc ảnh chụplà cần thiết để xác định một giao dịch là có thật. Ảnh chụp giấy tờ tùy thân của thuê bao trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp có thể làm giả, có thể được (nhân viên giao dịch) lấy của người này gắn cho người khác mà vô cùng khó để kiểm soát. Ảnh chụp người đến trực tiếp sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện”, bà Mơ nói.
Vị này cũng cho rằngdoanh nghiệp viễn thông nếu tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụsẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng,nếu mua bán hoặc trao đổi thông tin cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 50-70 triệu đồng,tùy theo mức độ vi phạmcó thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.