Các tỉ phú Trung Quốc đang bị xóa sổ bởi một cơn sốt

Quốc tế - Ngày đăng : 07:28, 22/06/2017

Trung Quốc hiện đang là nước có sự biến động lớn nhất về thống kê số lượng tỉ phú do những vấn đề về kinh tế. Chẳng hạn như ở thời điểm hiện tại, hàng loạt tỉ phú Trung Quốc đang bị xóa sổ bởi cơn sốt IPO đang diễn ra ở nước này.

Ngày 20.6 vừa qua, hãng tin Reuters dẫn một báo cáo, trong đó cho biết số cá nhân sở hữu tài sản giá trị cao ở Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần trong vòng 10 năm trở lại đây. Cụ thể, theo báo cáo tài sản tư nhân 2017 của China Private Wealth Report cho biết, số người Trung Quốc sở hữu tài sản từ mức 10 triệu nhân dân tệ trở lên (tương đương 1,47 triệu USD) đạt khoảng 1,6 triệu người tính đến thời điểm năm 2016, từ mức 180.000 người vào năm 2006.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang là nước dẫn đầu thế giới về số lượng tỉ phú, đạt khoảng 600 người. Tuy nhiên, một thực tế không được nhắc đến, đó là Trung Quốc hiện cũng đang là nước có sự biến động lớn nhất về thống kê số lượng tỉ phú do những vấn đề về kinh tế. Chẳng hạn như ở thời điểm hiện tại, hàng loạt tỉ phú Trung Quốc đang bị xóa sổ bởi cơn sốt IPO đang diễn ra ở nước này.

Những gì vừa xảy ra với Ding Lieming, một tỉ phú mới nổi của Trung Quốc, cũng đang là câu chuyện chung cho các tỉ phú mới nổi của nước này. Ding Lieming mất khoảng 3 tuần lễ để nâng gấp 5 lần số tài sản ròng của mình và chính thức bước chân vào danh sách tỉ phú ở Trung Quốc cũng như trên thế giới. Nhưng 6 tháng sau đó, tài sản ròng của Ding đã sụt khoảng gần 1 nửa so với con số ban đầuvà nhanh chóng đẩy ông ra khỏi danh sách hào nhoáng kể trên. Trường hợp của Ding trên thực tế là một điều khá bình thường trong thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Câu chuyện của Ding Lieming, Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Betta ở Hàng Châu, là một ví dụ minh họa điển hình cho câu chuyện thịnh vượng ở Trung Quốc. Các tỉ phú nhanh chóng nổi lên và xuất hiện trong danh sách vàng,nhưngnhanh chóng bị mất đi cả vị thế hào nhoáng mới đạt được cùng một phần lớn tài sản thực do bị nhấn chìm trong làn sóng IPO trên thị trường chứng khoán.

Sự bùng nổ của IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra công chúng) do sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc cộng với tình trạng đầu cơ không được kiểm soát, đang ngày càng trở nên phổ biến khi các nhà quản lý chấp thuận nới lỏng và đẩy nhanh quá trình niêm yết cho các loại cổ phiếu mới. Điều này khiến cho tài sản của các công ty mới niêm yết bị định giá sai, thường là khống giá trị lên nhiều lần nhưng cũng nhanh chóng sụt giảm rất mạnh. Theo thống kê đã có khoảng 23 tỉ phú mới nổi bị rớt khỏi danh sách theo những cách nói trên trong vòng 12 tháng qua. Số liệu của hãng tin Bloomberg cho biết, tài sản ròng của những tỉ phú này đã giảm từ mức đỉnh là 55 tỉ USD xuống chỉ còn 35 tỉ USD.

Những con số này là lời nhắc nhở cho những lỗ hổng nghiêm trọng trong cách thức IPO của Trung Quốc, và những rủi ro tiềm ẩn rất lớn mà các nhà đầu tư mới nổi có thể gặp phải. Trường hợp của Ding Lieming là một ví dụ điển hình. Tập đoàn dược phẩm Betta chuyên sản xuất thuốc điều trị ung thư phổi của Ding khi tiến hành IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến đã được định giá cao gấp 23 lần giá trị thực. Nó nhanh chóng khiến tài sản của Ding tăng gấp 5 lầnnhưng nhanh chóng sụt giảm mạnh.

Jay Ritter, giáo sư tài chính của Đại học Florida, người có biệt danh là “Ngài IPO” do những nghiên cứu của ông về cổ phần, cho biết: “Giới hạn này được thiết kế để bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân, nhưng nó lại đang thúc đẩy những kẻ đầu cơ và khiến những nhà đầu tư trung thực cùngcác doanh nghiệp niêm yết bị thiệt hại”. Những nhà quản lý thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không đưa ra câu trả lời nào khi được yêu cầu phát biểu về bình luận nói trên của Jay Ritter.

Những gì đã xảy ra với Ding Lieming và Tập đoàn dược phẩm Betta đã chứng minh những gì giáo sư Ritter nói là đúng. Sau khi liên tục gia tăng giá trị trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi IPO, cổ phiếu của Betta đã giảm liên tục trong 5 tháng sau đó và khiến số tài sản ròng của Lieming ban đầu được định giá khoảng 500 triệu USD đã giảm gần một nửa. Kết quả kinh doanh của tập đoàn nàycũng giảm mạnh. Kết quả kinh doanh quý 1/2017 cho thấydoanh thu đã giảm 17% so với cùng kỳ 2016, trong khi lợi nhuận giảm tới 27%. Một phần lớn kết quả tệ hại nói trên xuất phát từ việc giá cổ phiếu của Betta sụt thê thảm trên thị trường chứng khoán sau khi IPO.

Những gì diễn ra với Ding Lieming cũng như 22 tỉ phú mới nổi còn lại vừa bị loại khỏi danh sách tỉ phú của Trung Quốc có vẻ như vẫn chưa dừng lại. Vẫn còn khá nhiều các trường hợp tương tự như Ding dù tài sản ước tính trên thị trường chứng khoán của họ hiện vẫn ở trên mức 1 tỉ USD. Có thể kể đến Qin Qingping, Chủ tịch Tập đoàn khoa học và công nghệ Jinnengvà Zhou Liangzang, Chủ tịch Công ty điện tử Hexing, tài sản ước tính ở thời điểm hiện tại lần lượt là 1,1 và 1,6 tỉ USD. Cả hai tỉ phú này đều chưa từng xuất hiện trên các bảng xếp hạng tài chính lớn nào trước đó, và việc tài sản ròng của họ giảm xuống dưới mức 1 tỉ USD được xem là điều sớm muộn sẽ xảy ra.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF)

Nhàn Đàm