Đề Văn 'dễ thở', nhiều thí sinh tự tin đạt điểm cao
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 13:52, 22/06/2017
Ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống và cảm nhận của thí sinh về đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là những nội dung chính trong đề thi môn Ngữ văn của kỳ thiTHPT quốc gia năm 2017.
Là một trong những thí sinh ra khỏi phòng thisớm, học sinh Nguyễn Thành Nam (Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) cho biết: "Đề thi năm naykhá thuận lợi đối với em, đặc biệt là câu hỏi về sự thấu cảm trong cuộc sống và trình bày cảm nhận của bản thân về việccon người ngày càng thờ ơ với nhau. Đây là đề thi khá hay và đưađúng những vấn đề xã hội, em hoàn thành được tới 80% bài thi. Tuy nhiên,nếu không chú ý thì các thí sinh dễ rơi vào trạng thái trình bày, không có thời gian làm câu khác".
Trong đề thi Ngữ văn năm nay, phần đọc hiểu không còn 8 câu hỏi nhỏchia đều cho 2 ngữ liệu. Đề thi năm 2017 chỉ gồm 1 ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ với các cấp độ nhận thức qua nội dung: Nhận biết -Thông hiểu - Vận dụng. Câu 1 chỉ dừng lại ở việc kiểm tra học sinh ở mức độ Nhận biết -nhớ kiến thức tiếng Việt với câu hỏi cụ thể về phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Học sinh sẽ hoàn thành yêu cầu của đề rất dễ dàng.
Đề thi môn Ngữ Văn THPT 2017
Học sinh Khổng Thị Như (Trường THPT Đống Đa, Hà Nội) cho hay: "Đề thi khá dễ nên em tự chấm bài của mình có thểđược 8 - 9 điểm. Tuy nhiên với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, thay vì ra đề vào 9 câu thơ đầu thì đề lại tập trung vào 20 câu thơ tiếp theo. Đây cũng là lý do khiến nhiều thí sinhbị "lệch tủ" vì đa số đều ôn 9 câu đầu".
Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo đúng mối quan hệ hữu cơ với phần Đọc hiểu theo cấu trúc các đề minh hoạ, thử nghiệm, tham khảo của Bộ trước đây. Trong đó, việc lựa chọn ngữ liệu Đọc hiểu cùng một vài ý trong các câu hỏi Đọc hiểu đã giúp thí sinh phần nào xác định được nội dung, chủ đề và hướng triển khai trong câu viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Chia sẻ với phóng viên, TS TrịnhThu Tuyết, giáo viên chuyên Ngữ văn của Trường Chu Văn An, Hà Nội khẳng định: “Câu 2 vớiyêu cầu giải thích khái niệm “thấu cảm”, đề đã chạm tới mức độ Thông hiểu theo tiêu chí thông thường của các câu hỏi đọc hiểu. Sự “thấu cảm” vừa là vấn đề muôn đời trong cuộc sống nhân sinh, vừa là điều có thể chạm tới phần nào thực tế bức bối của cách sống vô cảm khá phổ biến hiện nay. Trong khá nhiều những vấn đề của cuộc sống thời hiện tại, có lẽ sự “thấu cảm” cũng là điều nên nói”.
“Tuy nhiên, có thể thấy, câu 2 thực chất học sinh chỉ cần chép lại những ý cơ bản trong phần một của đoạn tríchvà gần như không cần sự sáng tạo. Đó là nguyên nhân khiến tiêu chí về sự Thông hiểu bị hạn chế. Điều đáng ghi nhận đầu tiên ở câu nghị luận văn học chính là việc lựa chọn đoạn thơ cảm nhận trong một đoạn trích dài 90 câu -đoạn thơ đã giúp người đọc có những cảm nhận khá đầy đủ về Đất nước: đất nước được đặt trong chiều dài “đằng đẵng” của thời gian lịch sử, được đặt trong chiều rộng “mênh mông” của không gian địa lý, trong chiều sâu, bề dày của văn hóa, phong tục…”,TS Trịnh Thu Tuyết nhận định.
Dạ Thảo- Ảnh: Thành Chung