CPH chậm do lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, chưa quyết liệt
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 19:01, 29/06/2017
Trao đổi với báo chí về vấn đề thoái vốn của DNNN hiện nay tại buổi họp báo chuyên đề "Một số quy định mới về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp" chiều 29.8, ông Đặng Quyết Tiến - Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến đến thời điểm 15.6 vừa qua, mới có 19 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Tính đến hết tháng 5, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thoái được 3.445 tỉ đồng và thu về 14.806 tỉ đồng. Phần lớn nguồn tiền thu về nhờ việc bán vốn tại Vinamilk đã được thực hiện cuối năm 2016.
Đánh giá tình hình cổ phần hóa năm nay, ông Tiến nhận định tiến độ còn chậm hơn so với năm 2016. Theo ông, việc chậm cổ phần hóa DNNN hiện nay là do tư tưởng ỷlại, chần chừ, chưa quyết liệt của các lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, thiếu minh bạch thông tin cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp khó thu hút được nhà đầu tư tiềm năng.
"Các nhà đầu tư thường e ngại khi các thông tin liên quan đến hoạt động, đến tài chính doanh nghiệp không công khai, không trung thực. Đó là những nguyên nhân dẫn việc đến việc chậm cổ phần hóa DNNN", ông Tiến cho hay.
Đại diện Bộ Tài chính lý giảiviệc chậm cổ phần hóa doanh nghiệp ở đây không phải chậm về số lượng mà là về tiến độ thực hiện, có nhiều doanh nghiệp đăng ký mà không hoàn thành đúng kế hoạch. Trong số đó có các công ty phát điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các công tycon của Tập đoàn Công nghiệp Cao su.
Ông Tiến cũng lấy ví dụ về Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), nếu theo đúng tiến độ phải phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) thì đơn vị này phải thực hiện từ năm 2016 nhưng đến nay mới tiến hành.
Với Vinafood 2, vào ngày 27.6 vừa qua, Phó Tthủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thành việc bán cổ phần lần đầutrong thời gian được gia hạn.
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của Kiểm toán nhà nước, rà soát, cập nhật, điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp theo quy định.
Gia hạn thời gian bán cổ phần lần đầu đối Tổng công ty Lương thực miền Nam tối đa là 3 tháng kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Về vấn đề vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Tiến cho biết Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Trong đó, Bộ đã đề xuất bổ sung trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước trong việc thu cổ tức, lợi nhuận được chia vào ngân sách nhà nước.
Ông Tiến cho biết quyết định nêu trên được rút ra từ những lùm xùm thời gian qua khi ngân hàng muốn giữ lại lợi nhuận, không chia cổ tức để tăng vốn nhưng Bộ Tài chính lại muốn thu cổ tức về.
Việc bổ sung quy định sẽ tránh trường hợp một số doanh nghiệp muốn tăng vốn bằng lợi nhuận để lại nhưng ở góc độ Nhà nước, việc tăng vốn này đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ tăng quy mô vốn sở hữu tại doanh nghiệp đó.
Tuyết Nhung