Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy hiện tượng đặc biệt khi châm cứu
Thông tin Y học - Ngày đăng : 20:18, 02/07/2017
Kỹ thuật châm cứu đã được phát triển tại Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm, giờ đây nhiều nhà y tế đang tranh cãi rằng liệu kỹ thuật này thực sự có tác dụng chữa bệnh hay không.
Từ lâu, các nhà khoa học đã hoài nghi về giá trị của châm cứu trong trị bệnh, dù nhiều nghiên cứu trước đây đã không thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Một số nghiên cứu khác thì cho thấy châm cứu thực sự có "làm việc", nhưng chỉ là như một loại thuốc trấn yên (không có tác dụng chữa bệnh nhưng làm yên lòng bệnh nhân).
Trong khi nhiều nghiên cứu trước đây cho ra các kết quả không giống nhau, một nghiên cứu mới nhất cho biết ít nhất khi châm cứu cơ thể bệnh nhân thực sự có một điểm khác biệt.
Nghiên cứu mới này, được đăng tải trên tạp chí khoa học Meditation and Alternative Medicine, cho ra kết quả là châm cứu thật sự có hiệu quả sinh học trên người bệnh nhân. Giá trị của nghiên cứu này càng tăng lên khi nó được Viện Y tế Quốc gia Mỹtài trợ ngân sách một phần.
Theo nghiên cứu mới này, nếu bạn châm cứu đúng cách, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh nhiều oxit nitric hơn ngay tại khu vực châm kim. Oxit nitric làm tăng lưu lượng máu lưu thông và kích hoạt cơ thể sản xuất các chất tẩy độc tự nhiên. Do các chuỗi phản ứng hóa học bệnh nhân sẽ cảm thấy ấm lên hoặc lạnh đi tại vùng châm kim.
Dù cho thấy có sự khác biệt tại khu vực châm cứu, nhưng các nhà khoa học Mỹ không khẳng định đặc tính chữa bệnh cũng như mối liên kết giữa châm cứu và lý do khiến vùng châm kim lại sản sinh ra nhiều oxit nitric hơn bình thường như vậy.
Các nhà khoa học sử dụng 25 mẫu bệnh nhân, có độ tuổi từ 18 - 60 đủ cả hai giới tính để thực hiện thử nghiệm của mình. Bệnh nhân được thử nghiệm với 2 phương pháp châm cứu phổ biến hiện nay.
Một là phương pháp châm cứu truyền thống khi bệnh nhân chỉ được dùng tay châm cứubằng kim trong 20 phút và phương pháp châm cứu kèm kích thích bằng điện.
Sử dụng các thiết bị đo phân tử tại những vùng da cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng oxit nitric sẽ được giải phóng tại nơi châm cứu bằng cả 2 phương pháp châm.
Tuy nhiên, do số lượng mẫu quá nhỏ và nghiên cứu này cũng không thực sự chỉra rằng châm cứu thật sự có tác dụng chữa bệnh, nênnhóm nghiên cứu cho rằng đây chỉ là những bước nghiên cứu đầu tiên.
Tiếp theo, họ sẽ thực hiện các nghiên cứu sâu để tìm hiểu cáctác động thực tế của 2 phương pháp châm cứu khác nhau ở những điểm nào, và tăng số lượng mẫu nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ câu hỏi về việc liệu châm cứu có tác dụng chữa bệnh hay không.
Ái Vi