Ukraine rúng động vì bị tấn công mạng, Kiev đổ lỗi cho mật vụ Nga

Quốc tế - Ngày đăng : 05:36, 02/07/2017

Ngày 30.6, Cơ quan an ninh Liên bang Ukraine (SBU) cáo buộc điệp viên Nga tấn công mạng, khiến Ukraine ‘rùng mình’ tê liệt mọi hoạt động.

Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của SBU cho biết “các quan chức an ninh đã tịch thu phương tiện máy chủ liên quan vụ cơ quan mật vụ Nga tấn công mạng”.

Chiến trường vô hình

Vụ tấn công mạng ngày 27.6 bắt đầu từ Ukraine rồi lan khắp thế giới, ‘hạ nốc-ao’ hàng ngàn máy điện toán, làm đình trệmọi hoạt động ở các cảng, xí nghiệp và văn phòng ở ít nhất 80 quốc gia, gồm cả các công ty dầu khí, mỏ, thép của Nga.

Nhưng Ukraine bị tấn công nặng nhất, bọn tin tặc vô danh đã thả mã độc Petya (được cấy từ nhiều tháng trước đó) vào hệ thống của Intellekt Servis, một công ty phần mềm thuế ở thủ đô Kiev, khiến vi-rút này tự động lây lan đến toàn bộ khách hàng của công ty này trên toàn thế giới.

Vài giờ sau, vi-rút này làm tê liệt các ngân hàng, hệ thống liên lạc, các trang điện tử của giới truyền thông, mạng lưới của các cơ quan công quyền và hệ thống giao thông công cộng của Ukraine.

Các chuyến bay ở sân bay quốc tế Boryspil tại thủ đô Kiev bị tê liệt, hành khách xe điện ngầm không thể dùng thẻ thanh toán điện tử PayPass, phải dùng tiền mặt mua vé để về nhà. Các ngân hàng trên toàn quốc cũng bị tấn công mạng, nhiều quầy ATM ngưng hoạt động.

Ngân hàng trung ương Ukraine phải ra tuyên bố: “Từ hậu quả bị tấn công mạng, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc phục vụ khách hàng và trong hoạt động ngân hàng”.

Từ sinh viên đại học đến quan chức chính phủ đều nghi Nga là thủ phạm số 1. Oleksandr Turchynov, thư ký Hội đồng an ninh quốc gia-quốc phòng Ukraine, nói: “Các phân tích đầu tiên về Petyacó thể nói có dấu tay Nga”.

Công ty an ninh mạng Information Systems Security Partners (ISSP) của Ukraine nói mã độc Petya đã được “cấy” từ tháng 3 hoặc tháng 4.2017.

ISSP gọi vụ tấn công này là “mối đe dọa liên tục nâng cao” hoặc APT. Ở dạng tấn công mạng này, bọn tin tặc xâm nhập một mạng lưới và “ngủ” ở đó đủ lâu để lập các cửa hậu phụ và “tế bào ngủ yên” khi chuẩn bị cuộc tấn công cuối cùng vào một thời hạn sau.

Oleg Derevianko, một quan chức lãnh đạo ISSP, nói: “Không có thuốc chữa” với dạng tấn công hiện đại này, và đó là đòn cảnh cáo đối với chính quyền và giới thương mại Ukraine.

Mykhailo Vasyanovich, lãnh đạo Bộ thông tin chính sách Ukraine, nói các quan chức an ninh mạng Ukraine bị bất ngờ trước vụ tấn công mạng.

Máy rút tiền ATM ở Ukraine bị tê liệt

Chiến tranh ủy nhiệm vẫn tiếp tục

Theo cộng tác viên của báo Daily Signal ở Ukraine là Nolan Peterson, một cựu binh Mỹ tham gia chiến trường Iraq, Afghanistan và là cựu phi công đặc nhiệm Mỹ, vụ tấn công mạng này là diễn biến mới của cuộc chiến tranh ủy nhiệm vẫn diễn ra ở Ukraine.

Sáng 27.6, một vụ đánh bom xe hơi đã giết chết một sĩ quan tình báo quân đội Ukraine ở ngay thủ đô Kiev. Vụ ám sát xảy ra trong khu vực Sứ quán Mỹ. Nạn nhân xấu số là đại tá Maxim Shapoval, 39 tuổi. Yury Butusov, biên tập trang tin điện tử Censor.net viết trên Facebook của ông: tình báo Nga đã giết đại tá Shapoval.

Vẫn theo Peterson, trong khi xe của đại tá Shapoval vẫn còn bốc khóithì xảy ra vụ tấn công mạng bằng mã độc Petya. Cho đến ngày 30.6, chính quyền vẫn chưa thể xác định nghi can giết đại tá Shapoval và thủ phạm gieo mã độc Petya.

Trước đó, Bộ Nội vụ Ukraine lập tức gọi vụ ám sát đại tá Shapoval là một hành động khủng bố, mới nhất trong hàng loạt vụ ám sát do Moscow ra lệnh. Tuy nhiên các quan chức Ukraine chẳng xấu hổ, lập tức đổ trách nhiệm cho Nga, nói bóng gió hai cuộc tấn công này đều là dấu ấn chiến tranh ủy nhiệm của Nga chống lại Ukraine.

Báo Pradvda (Sự Thật) của Ukraine dẫn nguồn tin cơ quan bảo vệ pháp luật nói ông Shapoval chỉ huy một đơn vị trinh sát đặc nhiệm, chuyên tìm chứng cứ hoạt động quân sự Nga chống lại Ukraine.

Đơn vị này cũng hoạt động ngầm trong vùng đông Ukraine do quân lykhai được Nga hậu thuẫn kiểm soát. Theo Reuters, từ khi bùng nổ nội chiến đã tăng số vụ nổ, nhưng những vụ đánh bom cài vào xe hơi rất hiếm. Vụ ám sát gần đây nhất hồi tháng 7.2016, xe của nhà báo điều tra Pavel Sheremet bị cài bom, nổ tung và giết chết ông.

Hồi tháng 5, một phim tư liệu cho thấy chứng cứ gợi ý SBU có lẽ đã chứng kiến cảnh cài bom giết chết nhà báo, nhưng không ai bị đưa ra tòa vì tội giết người.

Vài năm gần đây, nhiều nhân vật của công chúng Ukraine cũng bị ám sát ở thủ đô Kiev hoặc vùng lân cận. Denis Voronenkov, một cựu nghị sĩ Nga bỏ trốn sang Ukraine, bị bắn chết tại trung tâm thủ đô Ukraine hồi tháng 3.2017.

Nhà báo thân Nga Oleg Buzina cũng bị bắn năm 2015 và luật sư Yuri Grabovsky - đại diện cho lính Nga bị bắt sống ở Ukraine - được phát hiện chết vì súng bắn hồi năm 2016.

Ông Truchynov, thư ký Hội đồng an ninh quốc gia-quốc phòng Ukraine, nói với giới truyền thông: “Có đủ lý do để nghĩ những vụ ám sát này do mật vụ Nga chủ mưu, tổ chức và tham gia trực tiếp”.

Ông còn nhấn thêm: “Chẳng phải tình cờ khi một hành động khủng bố trùng hợp với một cuộc tấn công mạng tầm cỡ cũng mang dấu ấn Nga, nhằm hù dọa và gây bất ổn tình hình cho Ukraine” và cho biết các quan chức an ninh đã cảnh giác, tăng cường các biện pháp chống khủng bố.

Người phát ngôn Điện Kremlin bác bỏ các cáo buộc Nga là thủ phạm tấn công mạng, hoặc tài trợ cho những vụ ám sát ở Ukraine, nhắm vào những chính khách, giới quân sự, tình báo và truyền thông.

Xe của đại tá quân báo Shapoval bị đánh bom

Thời điểm trùng hợp

Vụ tấn công mạng và ám sát đại tá Shapoval diễn ra một ngày trước Ngày Hiến pháp Ukraine (28.6) một ngày lễ cấp toàn quốc mừng ngày ra đời của bản hiến pháp hiện nay.

Trong diễn văn, Tổng thống Petro Poroshenko nói: “Chúng ta không chỉ bảo vệ đất đai, chủ quyền lãnh thổmà còn bảo vệ nền dân chủ, tự do, ý chívà sự lựa chọn châu Âu của chúng ta”.

Tuần trước đó, ông Poroshenko đến Mỹ gặp Tổng thống Donald Trumpngỏ ý Mỹ cần cung cấp vũ khí phòng thủ, chứ không “xin” vũ khí sát thương vì ngại Nga phản đối.Mỹ-Ukraine sẽ thảo luận sau về yêu cầu của Ukraine.

Ngày 26.6, Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh Liên bang Nga Frants Klintsevich tuyên bố: Moscow kiên quyết phản đối mọi hoạt động cung cấp vũ khí cho Ukraine, do ranh giới đôi lúc không rõ ràng giữa vũ khí sát thương với vũ khí phòng thủ.

Ông Klintsevich cho rằng thuật ngữ “vũ khí phòng thủ” nay chỉ mang ý nghĩa tương đối, nên Nga quyết phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine, vì cho rằng động thái này sẽ khiến căng thẳng leo thang tại vùng chiến sự Donbass (đông Ukraine) giữa quân chính phủ với quân ly khai có Nga ‘chống lưng’ hồi năm 2014.

Các quan chức Ukraine và những chuyên gia khác nói sự trùng hợp của hai vụ tấn công mạng, ám sát đại tá Shapoval và Ngày Hiến pháp, chuyến đi Mỹ của Tổng thống Poroshenko đều cho thấy có sự dính líu của Nga.

Nhà phân tích chính trịDaniel Kochis ở Quỹ Heritage (Anh) nói: “Tấn công mạng là một cách gây sức ép mà Nga tiếp tục áp dụng chống lại Ukraine”, vào lúc Mỹ tiếp tục trừng phạt Nga và dự tính cấp vũ khí cho Ukraine.

Kochis nói thêm: “Thời điểm tấn công mạng có thể điều phối để phát đi một thông điệp chính trị. Nếu Nga hoặc tin tặc Nga đứng sau vụ tấn công mạng, đấy là động thái mới nhất trong những vụ tấn công mạng chống Ukraine”.

Ông lưu ý việc Nga cũng tấn công mạng và tuyên truyền khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và đang tiến hành chiến tranh ủy nhiệm ở vùng Donbass từ hơn 3 năm qua, cùng nhiều lần ngưng bắn thất bại, làm chết 11.000 người Ukraine và 1,7 triệu người mất nhà cửa.

Phương Tây cáo buộc Nga tiếp tục “nuôi” cuộc chiến này bằng quân lính và vũ khí, nhưng Điện Kremlin khẳng định không dính líu cuộc nội chiến ở đông Ukraine.

Đình chiếnđể thu hoạch

Chiến sự ở vùng Donbass nay là từ công sự và các ụ pháo cùng lính bắn tỉa. Ngoài vùng này, cuộc sống vẫn tiếp tục. Hiện chiến sự đang có cuộc “ngưng bắn thu hoạch” trong một tháng (từ ngày 24.6 đến 31.8), để nông dân gần khu chiến tuyến có thể gặt lúa mì an toàn.

Tốc độ đánh nhau giảm xuống trong ngày ngưng bắn đầu tiên, không chấm dứt hẳn, hai lính Ukraine chếtvà các ngày sau, quân ly khai vẫn nã pháo và dùng súng hạng nhẹ để tấn công các vị trí của quân Ukraine. Lực lượng này báo có các vụ vi phạm lệnh ngưng bắn trong 48 giờ từ ngày 23 đến 25.6.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)

Trần Trí