Diễn viên Kong: Skull Island 17 năm nấp sau lốt thú

Văn hóa - Ngày đăng : 06:49, 09/07/2017

Siêu phẩm Avatar là tác phẩm đầu tiên diễn viên Terry Notary vào vai Kong diễn theo công nghệ motion capture - ghi lại chuyển động của diễn viên và sử dụng các thông tin để tạo ra nhân vật. Diễn viên thể hiện nhiều nhân vật người Na’vi trong phim và có trải nghiệm khó quên khi làm việc cùng đạo diễn James Cameron.

Bộ phim năm 2009 đánh dấu lần đầu tiên có một camera ảo được dùng trong công nghệ motion capture, mở đường cho nhiều đạo diễn sau đó. Để chuẩn bị cho vai diễn, Notary phải nghiên cứu cử động của nhiều loài thú và bộ tộc khác nhau. Dự án ngốn của tài tử sinh năm 1968 một năm rưỡi, nhưng giúp tên tuổi anh trở nên nổi bật ở Hollywood.

Theo trangIMDb, sự nghiệp của Notary gồm hơn 15 phim, nhưng hầu hết không lộ mặt thật mà chỉ diễn mô phỏng cho các nhân vật. Nam diễn viên có sở trường về động tác và biểu cảm của loài khỉ. Công việc này bắt đầu từPlanet of the Apes(2001) - dự án anh huấn luyện cho hai diễn viên đóng vai khỉ là Tim Roth và Helena Bonham Carter. Sau đó, anh tham gia đóng thế vai chú khỉ Rocket trongRise of the Planet of the ApesvàDawn of the Planet of the Apes. Ngoài ra, tài tử còn thể hiện 100 nhân vật linh trưởng trong hai phim này. Trên tờDeseret News, Matt Reeves - đạo diễnDawn of the Planes of the Apes- khen ngợi Notary: “Anh ấy như bậc thầy về loài khỉ. Anh ấy sống trong từng khung hình có xuất hiện nhân vật khỉ”.

Xóa ranh giới giữa hoạt họa và diễn xuất

Công nghệ motion capture từ lâu đã gây tranh cãi trong cộng đồng điện ảnh vì xóa nhòa ranh giới giữa hoạt họa và diễn xuất. Theo trangVariety,Liên hiệp các nhà sản xuất truyền hình và điện ảnh (AMPTP) không xếp nghệ thuật này vào ngành diễn xuất mà chỉ xem đây là công việc nền tảng cấp thấp. Ban giám khảo của các giải thưởng điện ảnh không thể phân biệt rạch ròi giữa kỹ xảo và những biểu cảm được chuyển dịch từ người thật. Chưa có diễn viên motion capture nào được đề cử Oscar hạng mục diễn xuất.

Dù vậy, Terry Notary khẳng định motion capture cũng là một dạng diễn xuất. Những chi tiết nhỏ của cảm xúc và biểu cảm đều được ghi lại và tái hiện với sự chính xác tuyệt đối. Vì thế, nghệ sĩ phải quên đi mọi công nghệ xung quanh và đắm mình vào thế giới do anh ta tưởng tượng ra. Trên tờTelegraph, nam diễn viên thậm chí xem đây là cuộc cách mạng trong diễn xuất. Anh nói: “Điều tuyệt vời nhất về motion capture là vẻ ngoài của diễn viên không còn quan trọng nữa. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ được chứng kiến các diễn viên tên tuổi đóng những vai không ngờ tới - như Robert De Niro đóng vai một con lợn chẳng hạn. Chúng ta chỉ cần tìm ra người có thể diễn đạt tốt nhất nhân vật. Diễn viên không cần có hình thể mặc vừa trang phục - chỉ cần là người biểu cảm xuất sắc”.

“Nghiện” nhập vai loài vật

Trước vai vua khỉ ởKong: Skull Island, Terry Notary vốn nổi tiếng “nghiện” đóng thế các vai quái thú, sinh vật lạ trên màn ảnh. Có những diễn viên sinh ra để tỏa sáng trên màn bạc nhưng cũng có nhiều nghệ sĩ âm thầm đóng góp cho thành công của các bộ phim. Terry Notary - tài tử diễn các biểu cảm và cử động cho vua khỉ trongKong: Skull Island- thuộc mẫu người lặng lẽ đó. Điện ảnh là cú rẽ đột ngột trong cuộc đời người đàn ông sinh ở California, từng nuôi mộng tranh tài ở Thế vận hội Olympic chứ không phải hóa thân thành những sinh vật trên màn ảnh.

Năm 7 tuổi, Notary bị chẩn đoán bệnh tăng động. Để giảm bớt năng lượng thừa, cha mẹ cho anh học thể dục dụng cụ - môn thể thao giúp anh giành học bổng trường UCLA (Đại học California, Los Angeles). Notary từng muốn tham gia đại hội thể thao lớn nhất hành tinh, nhưng rồi chuyển hướng sang ngành sân khấu. Anh gắn bó với chương trình xiếcCirque du Soleilở Las Vegas 4 năm, chủ yếu diễn các màn nhào lộn. Những kỹ năng hình thể của Notary khiến đạo diễn Ron Howard chú ý và mời anh giữ vai trò cascadeur kiêm huấn luyện viên chuyển động trong phimHow the Grinch Stole Christmas(2000). Sau dự án điện ảnh đầu tay, diễn viên dần hứng thú với môn nghệ thuật thứ bảy. “Tôi liên tiếp nhận lời mời. Tôi tiếp tục thử thách bản thân qua từng phim và sau 5 năm, bắt đầu phát triển hướng tiếp cận riêng để diễn cho ra các nhân vật độc đáo”, anh nói trên trangAnimatrik. Notary cũng chia sẻ: “Tôi chưa từng nghĩ công nghệ (điện ảnh) sẽ thích hợp hoàn toàn với những kỹ năng tôi rèn luyện trong 10 năm trước đó, từ cách tạo hình nhân vật đến chuyển động, hành vi và những thứ khác. Chưa từng dự định theo nghiệp phim ảnh, nhưng tôi luôn theo đuổi những gì mình cho là đúng. Tôi thật sự tin nếu bạn yêu việc mình làm, bạn sẽ không bao giờ thấy cực nhọc khi làm việc”.

Trên phim trường, nam diễn viên được đặt khuôn nhựa lên mặt với 52 điểm ghi nhận. Sau đó, anh đeo mũ có quai với chiếc camera luôn chĩa vào mặt. “Bạn phải học cách nhìn xuyên qua nó. Camera ghi lại các thay đổi trên mặt tôi và chuyển dịch những thông tin đó vào mặt khỉ. Vì thế, mỗi cái chớp mắt, mỗi cử chỉ nhỏ hoặc biểu cảm trên khuôn mặt đều được ghi lại một cách tinh tế”, anh kể.

Kong quay ở Việt Nam được dựng kỹ xảo ra sao?

Các chuyên gia mất hơn một năm tạo hình vua khỉ với 19 triệu sợi lông, mỗi vùng lông có màu sắc, độ dài, hướng bạt gió khác nhau.

Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts chia sẻ, đội ngũ làm kỹ xảo củaKong: Skull Islandcó gần 300 nghệ sĩ, được chia làm các nhóm nghệ sĩ hoạt hình và kỹ thuật viên.Stephen Rosenbaum (từng làm kỹ xảo choAvatar) và Jeff White (Warcraft,The Avengers,TransformersCướp biển vùng Caribbean)là hai chuyên gia đứng đầu êkíp. Họ mất một năm rưỡi tạo hình King Kong, trong đó, quá trình xử lý đồ họa cho quái thú mất 8 tháng, quá trình quaydiễn viên đóng thế và hậu kỳ cho phim mất 10 tháng. Qua mọi công đoạn, đạo diễnJordan Vogt-Roberts muốn vua khỉ vừa gợi hình ảnh quái thú trong bản phim kinh điển năm 1933 vừa là chú khỉ tuổi vị thành niên đơn độc - thần hộ vệ của Đảo đầu lâu.

Kích thước của Kong là yếu tố được chú trọng đầu tiên. Kong mới trông như tòa tháp - cao hơn 33 mét và lập kỷ lục là vua khỉ đồ sộ nhất màn bạc -khi đứng bên các nhân vật.

Văn Hùng/DDVN

Sơn Phạm