Bom ‘khủng' từ Thế chiến thứ 2 khiến 10.000 dân Ba Lan phải sơ tán

Quốc tế - Ngày đăng : 13:51, 10/07/2017

Chính quyền Ba Lan phải sơ tán 10.000 dân thị trấn sau khi phát hiện 1 quả bom ‘khủng' từ viêc xây một con đường ở thành phố Bialystok, cách thủ đô Warsaw của Ba Lan 190 km về phía đông bắc.

Quả bom chưa nổmang số hiệu S-500 mà phát xít Đức từng ném hồi Thế chiến 2, đã được tìm thấy khuya 6.7, lúc xây con đường đi Belarus.

Cuộc sơ tán bằng xe buýt dành cho 10.000 dân sống trong bán kính 1,35 km cách nơi quả bom được tìm thấy đã được tiến hành từ rạng sáng 9.7, để tạo điều kiện cho công binh đến tháo và đem quả bom về bãi kiểm tra, nơi quả bom sẽ được kích nổ.

Dân địa phương được đưa đến các trường học tạm trú, chỉ trở về nhà lúc tối 9.7. Lính biên phòng nhận lệnh đóng con đường dẫn đến biên giới giáp Belarus trong thời gian tháo quả bom.

Đơn vị công binh đóng cách hiện trường 120 km đã đem máy cẩu đếnnhằm chuyển quả bom lên một xe tải siêu trọng chở đến bãi kiểm tra Orzysz, thuộc một căn cứ quân sự có 800 lính Mỹ trú đóng.

Thành phố Bialystok có 300.000 dân, là một trong những bãi chiến trường đẫm máu giữa quân phát xít Đức chiếm đóng Ba Lan với Hồng quân Liên Xô hồi Thế chiến 2. Hàng triệu tấn bom đã trút xuống châu Âu, suýt phá tan hoang thủ đô Ba Lan, trong khi những quả bom chưa nổ vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với dân châu Âu hiện nay.

Bom thường được tìm thấy khi đào sâu, nhưng chúng chỉ nhỏ bằng một nửa quả bom được tìm thấy ở Bialystok.

Những quả bom khác được tìm thấy trên khắp Ba Lan, Đức, và những nơi khác thuộc châu Âu trong vài chục năm gần đây.

Riêng tại Đức ước tính hàng chục ngàn quả bom chưa nổ, theo đài Deutsche Welle. Hồi tháng 5, khoảng 50.000 người dân Hanover phải dời khỏi nhàsau khi phát hiện 3 quả bom mà Anh ném thời Thế chiến 2.

Những vụ thu hồi bom chưa nổ thường không êm ả. Tại Đức, 3 kỹ thuật viên gỡ bom chết hồi năm 2010khi họ đang cố tháo một quả bom khủng. Từ những năm 2.000 có kỹ thuật viên chết vì gỡ bom chưa nổ.

Horst Reinhardt, một kỹ thuật viên gỡ bom ở bang Brandenburg (Đức) hồi năm 2016 từng nói với Tạp chí Smithsonian: “200 năm nữa sẽ vẫn còn tìm thấy bom. Việc gỡ bom ngày càng trở nên khó khăn, cực và rất nguy hiểm”.

Kim Hương (theo Newsweek)

Trần Trí