Mỹ kiểm nghiệm thuốc mới trên những bệnh nhân ảo
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 08:56, 14/07/2017
FDA đang xin phép chính phủ Mỹ thực hiện mô phỏng trên máy tính như là một phần của quá trình thử nghiệm các loại thuốc mới, với hy vọng giảm chi phí phát triển các loại thuốc mới vàsớm đưa chúng ra thị trường.
Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có kế hoạch để giảm chi phí sản xuất các loại thuốc mới.Theo số liệu của năm 2014, chi phí trung bình để phát triển một loại thuốc mới là 2,56 tỉUSD. Hầu hết số tiền đó đổ vào việc thử nghiệm và tuân thủ các yêu cầu an toàn của FDA.Trong khi đó, hiệu quả thử nghiệm thuốc bằng cách mô phỏng máy tính chưa được chứng minh.
Phương pháp insilico - sàng lọc ảo trên máy tính, được sử dụng trong một số trường hợp bệnh nhân cần phải nhận liều thuốc điều trị riêng cho cá nhân. FDA sử dụng mô hình máy tính để nghiên cứu hiệu quả của phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh Alzheimer và Parkinson. Các loại thuốc đang được thử nghiệm trên bệnh nhân ảo và dự đoán xem cơ thểbệnh nhân thật sẽ phản ứng như thế nào với thuốc.
Việcáp dụng công nghệ mới trong ngành công nghiệp dược phẩm đang trở thành tiêu chuẩn ở nhiều nước trên thế giới. Đại họcTokyocùng với các công ty CNTT Nhật Bản đang phát động một chương trình giáo dục đào tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các tiến sĩ khoa học tương lai về chuyên ngành trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra các thuật toán để đẩy nhanh tiến độ phát triển các loại thuốc mới.
Trước đó, gã dược phẩm khổng lồ của Anh GlaxoSmithKline cũng đã ký một thỏa thuận với Công ty Exscientia nhằm phát triển hệ trí tuệ nhân tạo để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả sản xuất các loại thuốc mới.
Vũ Trung Hương