Đừng biến những cuộc thi người đẹp thành cái chợ!
Văn hóa - Ngày đăng : 07:44, 18/07/2017
Trong những năm gần đây, truyền hình thực tế ở Việt Nam phát triển rất mạnh, nhiều chương trình chất lượng về mặt nghệ thuật đã khẳng định được tên tuổi và thương hiệu đang được công chúng hoan nghênh đón nhận. Truyền hình thực tế, cácgameshow đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cũng chính từ những sân chơi này, nhiều tài năng được phát hiện sau đó tỏa sáng để trở thành những ngôi sao trong làng giải trí Việt.
Trên sóng truyền hình hiện nay, ngoài những gameshow hài, ca nhạc thì những cuộc thi tuyển chọn người mẫu luôn có sức lôi cuốn hàng triệu khán giả quan tâm theo dõi. Các cuộc thi người đẹp luôn hấp dẫn người xem bởi tính cạnh tranh quyết liệt gây cấn luôn diễn ra ở các vòng thi. Muốn đi đến cái đích cuối cùng thì những người đẹp và huấn luyên viên (HLV) của họ phải thể hiện tài năng, cách ứng xử linh hoạt và thông minh trong mọi tình huống. Đây cũng là cách để đánh giá chất lượng của các cuộc thi nói chung, chất lượng thí sinh nói riêng.
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn từ những cuộc thi người mẫu hiện nay như The Face, Vietnam's Next Top Model… đã góp phần làm phong phú thêm cho truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên càng về sau thì chất lượng của những cuộc thinày càng giảm sút và dần đi đến “mất kiểm soát” bởi những yếu tố hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của một cuộc thi.
Theo dõi những vòng thi tại The Face, Vietnam's Next Top Model trong thời gian gần đây khán giả bắt đầu ngán ngẫm với những với những cuộc cãi vả giành giật thí sinh, những phát ngôn gây sốc và cách ứng xử thiếu văn hóa của thí với thí sinh, HLV với HLV. Thậm chí kể các những tính huống đánh chửi nhau không khác gì cái… chợ.
Gần đây nhất là trong tập 4 của Vietnam's Next Top Model 2017 phát sóng tối 15.7 hình ảnh hai thí sinh Thùy Dương và Nguyễn Hợp nặng lời, đánh chửi ném đồ qua lại và tát nước vào mặt nhau đã gây sốc cho khán giả. Thực hư của việc này nhưthế nào thì chỉ có thể nhà sản xuất mới biết, nhưng rõ ràng hình ảnh ứng xử kém văn minh của các người đẹp là không thể chấp nhận được.
Cũng trong chương trình này, hai giám khảo Nam Trung và Võ Hoàng Yến liên tục đa 1xe1o, khiêu khích nhau, thậm chí có tập giám đốc sáng tạo Nam Trung đổi người đẹp ra khỏi buổi chụp hình, có tập Hoàng Yến lại tức giận bỏ trường quay vào hậu trường vì tức giận.
Trước đó không xa, trong tập 3 của chương trình The Face khán giả đã chứng kiến màn đôi co vô cùng khốc liệt giữa hai giám khảo Lan Khuê và Minh Tú. Cả hai đã dùng những lời lẽ rất “đời thường” đấu khẩu với nhau. Thái độ của Minh Tú như muốn nuốt chửng đối thủ, trong khi đó Lan Khuê cũng chịu kém cạnh đáp trả dữ dội. Chứng kiến cảnh cãi nhau bằng những cảnh quay đặc tả từng cử chỉ và khẩu hình của hai người đẹp, khán giả phải ngán ngẫm lắc đầu chào thua.
Những ví dụ điển hình trên cũng chỉ là phần nổi trong vô số những tình huống diễn ra như cơm bữa trong các cuộc thi người đẹp trên sóng truyền hình hiện nay. Từ những tình huống được lặp đi lặp lại nhiều lần trong chương trình, khán giả bắt đầu nghi hoặc và đặt câu hỏi liệu những lần cãi nhau chửi nhau có phải là “một phần tất yếu” của các chương trình này để PR câu khách hay không? Nói như vậy có nghĩa là họ bắt đầu nhận thức mình đang bị nhà sản xuất chương trình đang “xỏ mũi”. Tâm lý chung của bất cứ ngươi nào đều không thích mình bị ai đó xỏ mũi và dẫn dắt cảm xúc, vì vậy nguy cơ khán giả tẩy chay những chương trình này là hoàn toàn có thật.
Trước những ứng xử kém văn hóa và rất phản cảm trong cuộc thi người đẹp trên sóng truyền hình hiện nay câu hỏi công chúng đặt ra là tránh nhiệm của nhà đài đang ở đâu?. Trên thực tế, để phát sóng một chương trình đến với người xem thì nhà đài phải trải qua một quy trình rất nghiêm ngặt từ quay hình, dàn dựng cho đến kiểm duyệt, cắt xén gạt lọc những hạt sạn để cung cấp cho khán giả những hình ảnh đẹp nhất từ chương trình.
Thế nhưng, những màn cãi vả, đánh nhau, ứng xử thiếu văn hóa của các người đẹp tại sao vẫn được lên sóng? Cũng có thể lý giải rằng những gì xảy ra với các thí sinh, HLV cũng là một phần của cuộc sống, tranh cãi, cạnh tranh với nhau là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng là một chương trình truyền hình nên người kiểm duyệt hoàn toàn có thể gạt bỏ tất cả những tình huống phát sinh ngoài kịch bản. Vì vậy việc để lộ những hình ảnh phản cảm đến với khán giả cũng như chuyện “con voi chui lỗ kim”.
Phải chăng vì chạy theo những thị hiếu, vì áp lực rating vì muốn tạo ra để những scandal để thu hút khán giả nên nhà đài bắt đầu buông lỏng khâu kiểm duyệt?
Thực tế cho thấy, những cuộc thi người đẹp trên sóng truyền hình ở Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các gamshow khác như hài, ca nhạc cũng đang phủ sóng trên mọi khung giờ… Từ những yếu tố không thuận lợi đó,để lôi kéo khán giả “chuyển kênh” xem chương trình của mình, các nhà sản xuất, bắt đầu "tập trung" nhiều hơnvàoviệc tạo scandal, gây tranh cãi để hút khán giả, để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh thương mại?!.
Việc xây dựng một phong cách văn hóa trong các chương trình giải trí trên sóng truyền hình-nơi có đến hàng triệu khán giả theo dõi mỗi ngày luôn là một sự lựa chọn thông minh cho bất cứ nhà sản xuất nào có tham vọng thu hút khán giả đến với chương trình của một cách lâu dài. Bởi từ cách ứng xử có văn hóa của người tham gia, của giám khảo HLV sẽ tạo nên thương hiệu tốt đẹp của nhà đài cũng như nhà sản xuất.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc các thí sinh, HLV trong các cuộc thi The Face, Vietnam's Next Top Model… liên tục gây ra những cuộc cãi vả, những màn đôi co, ném đồ, tát nước vào nhau, thậm chí đánh nhau gẫy mũi…nhưng sau đó vẫn “lọt kiểm duyệt” phát sóng trên truyền đã cho đã cho thấy những hạn chế trầm trọng trong việc quản lý các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay.
Tiểu Vũ