Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ đoạn chi bất cứ lúc nào
Thông tin Y học - Ngày đăng : 07:06, 18/07/2017
Chỉ giẫm gai nhẹ phải đoạn cả chi
Bà Trương Thị Đ. (65 tuổi, ngụ ở TP.HCM) bị đái tháo đường nhiều năm qua. Thời gian gần đây bà Đ thấy chân mình thường xuyên bị châm chích, khó chịu. Thấy vậy bà Đ liền lấy kim lể chân và ngâm trong nước muối. Không ngờ sau vài lần ngâm chân như thế 2 bàn chân bà bịnhiễm trùng và lan khắp cả bàn chân. Hoảng quá giađình liền đưa bà đến bệnh viện cấp cứu.
Bà Đ. cho hay lúc đầu bà thấy 2 bàn chân mình nóng rát, thường xuyên như bị châm chích. Khi đem chuyện này kể với một số người thân quen thì được những người này khuyên nên lể chân và ngâm chân với nước muối sẽ hết.
“Tui thấy những người bạn chỉ cũng có lý nên liền về nhàlàm, đâu ngờ giờ 2 chân bị nhiễm trùng nặng như vậy”, bà Đ. vừa nói vừa tỏ vẻ tự trách mình.
Trường hợp của bà Nguyễn Thị S.(58 tuổi, quê ở Tiền Giang) lại đáng thương hơn khi phải đoạn cả chi để cứu tính mạng, nếu không bà đã phải tử vong.
Theo lời bà S., bà cũng bị đái tháo đường nhiều năm qua nhưng trong một lần đi đường vô tình giẫmphải cây gai ở bàn chân.
Lúc đó bà nghĩ không có gì chỉ cần đắp thuốc vào vết thương là sẽ hết, không cần phải đi bác sĩ. Nhưng không ngờ vết thương ngày càng lan rộng đến cổ chân, rồi gây nhiễm trùng, gia đình đưa bà đến Bệnh viện Đại học Y dược ( TP.HCM).
Bà S. cho biết bà bị tiểu đường nhưng không điều trị thường xuyên do gia đình không có điều kiện, hơn nữa bà thấy tình trạng sức khỏe của mình vẫn ổn.
“Thật sự tui bị giẫm gai cũngvì có thói quen đi chân đất, nhưng lúc đó chỉ thấy đau nhẹ, không có máu me gì hết. Tuy nhiên, sau này bác sĩ nói do tui bị đái tháo đường, nhưng không điều trị thường xuyên, không khống chế được đường huyết khi bị trầy xước dễ gây nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ chẩn đoán tui bị nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng buộc phải đoạn chi để bảo toàn tính mạng”, bà S. chia sẻ.
Bác sĩ Trần Minh Triết – Phân khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược cho biết tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân S. là rất nặng, bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng máu, đe doạ đến tính mạng. Các bác sĩ đành phải đoạn chi bên cạnh việc điều trị nội khoa tích cực để cứu mạng người bệnh.
50% bệnh nhân tiểu đường có biến chứng bàn chân
Theo bác sĩ Triết, biến chứng bàn chân đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đoạn chi mà không do chấn thương. Theo ước tính trên thế giới, cứ 20 giây sẽ có một người bị đoạn chi do đái tháo đường. Biến chứng bàn chân đái tháo đường làm gia tăng chi phí chăm sóc và điều trị cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế xã hội đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Tỉ lệ biến chứng bàn chân đái tháo đường dao động trong khoảng 1% - 10%, tùy theo từng quốc gia và thường gặp nhiều hơn ở những nước đang phát triển, có điều kiện kinh tế xã hội kém, có những nơi ghi nhận tỉ lệ này lên đến 20%. Đáng chú ý, trung bình khoảng 50% người bệnh có biến chứng bàn chân đái tháo đường cần phải nhập viện và 20% trong số đó cần phải đoạn chi để điều trị bệnh.
Người bệnh đái tháo đường lâu năm nếu không được kiểm soát tốt, đường huyết tăng cao thường xuyên sẽ dẫn đến biến chứng trên động mạch ngoại biên và thần kinh ngoại biên. Từ đó, bàn chân dễ bị tổn thương và nhiễm trùng gây nên biến chứng bàn chân đái tháo đường,làm gia tăng tỉ lệ nhập viện và đoạn chi do đái tháo đường.
Bác sĩ Triết cho rằng chăm sóc bàn chân đối với bệnh nhân đái tháo đường là một trong những vấn đề quan trọng trong điều trị bệnh đái thái đường, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết và các biến chứng khác.
Người bệnh cần biết cách tự chăm sóc và phát hiện sớm các biến chứng trên bàn chân của mình; thường xuyên thăm khám, đánh giá tầm soát biến chứng bàn chân đái tháo đường định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
Bên cạnh đó, người bệnh cầngiữ một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý để giúp kiểm soát đường huyết ổn định.
“Người bệnh cần rửa sạch và quan sát bàn chân mình mỗi ngày trước khi đi ngủ, luôn mang giày dép thích hợp, không đi chân đất ngay cả khi đi trong nhà, trước khi mang giày cần xem có vật nhọn gì trong giày hay không, cắt móng chân nên cắt ngang, không nên cắt khoé, tuyệt đối không ngâm chân trong nước nóng hay nước muối,... và phải đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có bất thường”, bác sĩ Triết khuyến cáo.
Hồ Quang