TP.HCM: Quy định cấp phép xây dựng mới sẽ gây thêm khó khăn cho dân
Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 13:08, 18/07/2017
UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 26/2017 quy định việc cấp phép xây dựng trên địa bàn, chính thức có hiệu lực từ ngày 30.6. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện này, không ít quận huyện lo lắng không cấp phép được. Nguyên nhân làquy định mới căn cứ trên quy hoạch để cấp phép.
Cụ thể, Quyết định 26 chỉ quy định về trường hợp cấp phép có thời hạn (cấp phép tạm) và công tác phối hợp thực hiện của các cơ quan liên quan. Nhà ở thuộc khu vực đã quy hoạch 1/2000 được duyệt nhưng quy hoạch chưa thực hiện, chưa có quyết định thu hồi đất thì được cấp phép có thời hạn theo mục đích sử dụng trước đó. Quy mô công trình có thời hạn không quá 3 tầng.
Trong khi đó, nhà ở của người dân muốn được cấp phép chính thức thì phải đáp ứng được điều kiện là “công tác cấp phép xây dựng thực hiện theo Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan”.
Đối chiếu luật này, điều kiện cấp phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ phải “phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng (tức quy hoạch 1/500) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình thuộc tuyến phố khu vực đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựngthì phải phù hợp quy chế quản lý quy hoạch hoặc quy chế quản lý kiến trúc đô thị”.
Như vậy, nhà ở của người dân muốn cấp phép xây dựng chính thức thì phải có quy hoạch 1/500 hoặc quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy chế quản lý quy hoạch để xem xét. Nếu theo quy định này thì toàn thành phố sẽ ách lại hết, chỉ có trường hợp cấp phép tạm là đủ điều kiện giải quyết.
Về quy định mới này, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM nói rằng việc UBND thành phốban hành Quyết định 26/2017 quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bànsẽ giúp các quận huyện giải quyết được khoảng 50% các vướng mắc, tồn đọng về cấp phép xây dựng, đặc biệt là cấp phép xây dựng có thời hạn.
Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, để cấp phép xây dựng thì cần phải có 1 trong 3 yếu tố: quy hoạch chi tiết 1/500, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị.
“Cả 3 yếu tố này hiện thành phốchưa có đầy đủ do trên thực tế lâu nay, toàn bộ các quận huyện đều căn cứ vào quy hoạch 1/2000 để cấp phép xây dựng. Trong khi đó, những khu vực được quy hoạch 1/500 ở TP.HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ tập trung cho các dự án bất động sản do doanh nghiệp triển khai”, ông Tuấn nói.
Đặc biệt, việc cấp phép xây dựng đang dựa vào Quyết định 135/2007, Quyết định 45/2012 của thành phốvề quy chế quản lý kiến trúc cho nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu kết hợp thêm các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho rằng việc cấp giấy phép xây dựng được giải quyết đánh đồng cho mọi trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị trong khi từng khu vực sẽ có những chỉ tiêu, quy chế quản lý riêng. Thậm chí, nhà ở nông thôn tại các xã ở các huyện ngoại thành cũng áp dụng các văn bản của nhà ở đô thị. Điều này là chưa phù hợp, vì vậy cần phải sớm thực hiện 1trong 3 yếu tố nêu trên để làm cơ sở cấp phép xây dựng.
Để gỡ vướng, giải pháp hiện nay cho TP.HCM là khi duyệt đồ án quy hoạch 1/2000 sẽ kèm theo duyệt thiết kế đô thị làm cơ sở để cấp phép xây dựng trong trường hợp chưa có quy hoạch 1/500. Đơn vị nào có thiết kế đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc phù hợp thì sẽ bổ sung. Đây là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng, khi chưa có phân khu 1/500.
Theo Sở Xây dựng, hiện nay một số địa phương, một số tuyến như Phạm Văn Đồng, xa lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt, Lũy Bán Bích... đã được duyệt thiết kế đô thị, trong thời gian tới các địa phương sẽ bổ sung thiết kế đô thị để thành phốduyệt, làm cơ sở cho cấp phép xây dựng.
Phan Diệu