Tranh cãi giữa các cấp chính quyền địa phương về đề án thu gom rác di sản Phong Nha
Sự kiện - Ngày đăng : 07:55, 15/12/2017
Huyện làm sở ban ngành của tỉnh ngỡ ngàng
Theo thông tin Một Thế Giới có được, đề án thu gom rác, cây xanh, điện chiếu sáng tại khu vực Phong Nha, di sản thiên nhiên thế giới thì UBND tỉnh giao huyện Bố Trạch hoàn thành đề án vào 30.8.2015 nhưng không thực hiện. Ngày 12.11.2016 Sở Tài chính tỉnh chủ trì phối hợp thẩm định nhưng cuộc họp không hoàn thành vì huyện không có mặt. Đến 20.11.2016 một lần nữa tỉnh tiếp tục thẩm định nhưng không thành do các sở ban ngành phát hiện đề án có quá nhiều sai sót cần chỉnh sửa phù hợp thực tế nhằm trình tỉnh ngày 28.11.2016.
Đề án không tham khảo ý kiến các banngành của tỉnh, nhất là sở Du lịch và sở TNMT... nhưng ông Vũ vẫn bịa ra là có tham khảo khiến các sở ban ngành hết sức ngỡ ngàng
Tuy nhiên UBND huyện không chỉnh sửa,tự xây dựng đề án, sau đó tự thông qua ngày 26.11.2016 mà không có quyết định phê duyệt. Bị phản ứng, ngày 10.5.2017 UBND huyện Bố Trạch tổ chức họp chiếu lệ làm tờ trình, trình UBND tỉnh phê duyệt đề án và coi tờ trình là quyết định phê duyệt để công bố đề án đã thông qua và tổ chức thực hiện.
Lần thứ 3 vào ngày 31.10.2017 ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch ban hành quyết định 5930 phê duyệt đề án. Điều đặc biệt, trong các lần tự thông qua đề án kiểunày huyện Bố Trạch không đếm xỉa gì đến ý kiến thực tế của UBND xã Sơn Trạch và công ty môi trường Phong Nha - đơn vị được UBND tỉnh giao trách nhiệm dưới hình thức xã hội hóa.
Ông Nguyễn Công Trứ, Chủ tịch xã cho biết: “Sơn Trạch mỗi năm có ít nhất 2 trận lũ, có năm đến 4 trận lũ, lượng rác nơi khác dồn về rất lớn nhưng huyện không tính vào đề án là khó hợp lý. Ngoài ra mưa lũ thiên tai thì đơn vị môi trường phải trồng dặm cây xanh liên tục, có năm gần như trồng lại toàn bộ sau lũ, đề án cũng không đưa vào”.
Di sản Phong Nha năm nào cũng lũ lớn nhưng đề án huyện tựxây dựng lại so sanh với khu vực thị trấn huyện lỵ là Hoàn Lão không bị lũ
Kỳ lạ hơn, trong đề án do ông Trần Quang Vũ ký có đoạn: “Đề án vệ sinh môi trường, cây xanh, điện chiếu sáng trên địa bàn xã Sơn Trạch đã được xây dựng trên cơ sở tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý của các ban, ngành cấp tỉnh, huyện, các đoàn thể và địa phương nên nội dung đề án rất sát thực và có tính khả thi cao”. Được biết đề án của huyện lần này không hề tham khảo bất cứ ban ngành nào của tỉnh như hồi năm 2016 để mổ xẻ được hơn một cách thận trọng mà ông Vũ lại kê khai như trong đề án càng khiến dư luận không đồng tình.
Xã phản ứng huyện
Thấy những vô lý và bất cập, ngày 22.11.2017 ông Nguyễn Công Trứ ký tờ trình số 143 có nội dung: “UBND xã thấy việc lập dự toán công trình vệ sinh môi trường, cây xanh, điện chiếu sáng có một số hạng mục chưa đúng với tình hình địa phương”. Về rác thu gom huyện tính toán máy móc 2 chuyến/ngày/năm mà chưa tính toán rác thải phát sinh do bão lũ và cao điểm các tháng du lịch, do địa bàn xã Sơn Trạch bình quân 1 năm có tới 2 tháng mưa lũ. Xã đề nghị các phòng ban tính toán lại cho hợp lý tình hình địa phương.
Với cây xanh thì đoàn kiểm tra của huyện lại tính số liệu từng loại cây trên bồn hoa mà không màng tới số cây xanh bị mưa lũ làm hư hỏng. Xã yêu cầu cần đưa cây bị thiên tai tàn phá vào tính toán. Điện chiếu sáng cũng cần bám đúng thực tế. Đề án mới nhất nêu môi trường Phong Nha thắp sáng theo hình thức cứ mỗi 3 bóng thì tắt 2 chỉ để 1, tuy nhiên các số liệu của UBND xã cho thấy đây là con số đoàn xây dựng đề án tự bịa, không có biên bản, trong khi nhật trình điện sáng cho thấy đơn vị cấp điện toàn bộ hệ thống từ 18h30 đến 11h30 không tắt bất cứ cột nào. Chỉ từ 11h30 đến sáng thì thực hiện 3 cột đỏ 1 để phục vụ người dân, nằm ngoài quyết định của UBND tỉnh, các ngày lễ tết hệ thống điện chiếu sáng được thắp cả đêm nhưng đề án lại không ghi nhận.
Về chi phí quản lý môi trường, theo đề án thì năm 2018 huyện đưa vào, còn năm 2017 huyện lại tự ý bỏ ra một cách khó hiểu. Ông Nguyễn Công Trứ cho biết khi ông có cuộc làm việc với các phó phòng Tài chính, TNMT, phòng kinh tế hạ tầng huyện đề xuất có những tính toán hợp lý thực tế thì các lãnh đạo phòng này đặt những câu hỏi bới lông tìm vết, không ứng xử đủ tầm quan tâm thu gom rác Phong Nha ở tầm mức di sản.
So sánh hời hợtvà cách xài ngân sách lạ
Bản đề án của ông Trần Quang Vũ ký so sánh thị trấn Hoàn Lão chỉ cần 2,5 tỉđồng đến 3 tỉđồng là đủ hoạt động, Phong Nha 6,2 tỉnhư chủ đầu tư và đơn vị xã hội quảlà quá nhiều. Liệu việc so sánh này có hợp lý không hay quá máy móc?Một cán bộ ngành TNMT cho biết, tính chất điều kiện mỗi khu vực khác nhau. Hoàn Lão không đưa chi phí cây xanh, điện chiếu sáng vào nên vấn đề vệ sinh môi trường chỉ bằng 30% các hoạt động ở Phong Nha. Ngoài ra, cơ chế tại thị trấn Hoàn Lão được ngân sách nhà nước bao cấp, môi trường Phong Nha xã hội hóa phải vay mượn đầu tư từ đầu, hơn 10 năm tự bỏ kinh phí, chỉ mới được mấy năm nhận hỗ trợ từ phí du lịch là người dân đi tham quan hang động chi trả dịch vụ vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng, cây xanh hoàn toàn không dùng bất cứ đồng ngân sách nào.
Vị này đánh giá thêm: “So sánh như vậy là quan liêu, không thực tế, phải căn cứ từng khu vực và áp dụng các tiêu chuẩn quy định định mức đơn giá theo luật và theo tính chất khu vực nâng cấp mở rộng vào định hướng chiến lược dài hạn thì mới đảm bảo cho hoạt động du lịch ở Phong Nha ngày một tốt hơn khi môi trường xanh, sạch, đẹp. Xây dựng đề án xa rời thực tế vẫn ký phê duyệt là phản tác dụng, không khéo lại làm xấu hình ảnh di sản”.
Cây xanh sau lũ phải trồng mới lại nhiều, huyện không đưa vào tính toán
Điện chiếu sáng được thắp sáng vượt mức nhưng huyện lại nói ban đêmđỏ chỉ 1 đèn là không sát thực tế
Các chuyên gia môi trường và du lịch đề xuất đề án thu gom rác không thể giao cho UBND huyện vừa làm vừa phê duyệt mà tỉnh Quảng Bình cần giao cho sở TNMT hoặc một đơn vị cấp tỉnh khác xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt mới xứng tầm khu vực di sản bởi đây là hình ảnh du lịch Quảng Bình, cửa ngõ đi và vương quốc hang động nổi bật của Việt Nam.
Đức Sơn