Các dịch vụ trên mạng 4G sẽ bùng nổ trong năm 2017
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:19, 27/07/2017
Hội thảo quốc tế 4G LTE 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam tổ chứcngày 27.7 tại Hà Nội.
Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái trên IoT
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải nhận định: “Sự phát triển của 4G LTE đóng một vai trò quan trọng trong kỷ nguyên kết nối của thế giới. Năm 2010, Bộ TT&TT đã quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm công nghệ này. Trên cơ sở đánh giá các nhu cầu về thị trường, công nghệ, thiết bị và các điều kiện liên quan, đến cuối năm 2016Bộ đã cấp phép cho 4 nhà mạng triển khai 4G trên băng tần 1800 MHz”.
Theo Thứ trưởng Hải, năm 2017 được đánh giá là thời điểm triển khai mạnh mẽ mạng 4G tại Việt Nam, là cơ sở để phát triển các loại hình dịch vụ trên mạng 4G. Với tốc độ kết nối dữ liệu tăng, các dịch vụ Internet truyền thống nhanh chóng dịch chuyển, đáp ứng nhu cầu người dùng mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, hàng loạt các dịch vụ, ứng dụng sẽ phát triển trên nền tảng IoT nên việc đa dạng hóa các dịch vụ trên nền tảng 4G LTE không chỉ đem lại doanh thu và lợi nhuận cho nhà mạng mà sẽ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái trên đó.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu tại sự kiện - Ảnh: Thu Anh
Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốcQualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia cho rằng 4G LTEsẽ giúp Việt Nam hoàn thiện và và nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông;đưa Internet băng rộng đến với người dân, doanh nghiệp;giúp Việt Nam hoàn thành các chương trình quốc gia như Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh…
Theo ông Nam, 4G LTE sẽ đem lại những cơ hội kinh doanh mới cho các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất thiết bị cũng như toàn bộ hệ sinh thái di động tại Việt Nam. 4G LTE sẽ là nền tảng thiết yếu khi Việt Nam đi vào kỷ nguyên IoT và chuẩn bịtham gia vào cuộc cách mạng 4.0.
Phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu
Năm 2017 được đánh giá là thời điểm triển khai mạnh mẽ mạng 4G LTE tại Việt Nam sau khi ba nhà mạng lớn là VNPT, Mobifone và Viettel được Bộ TT&TT cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G.
Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, theo kế hoạch trong năm nay, VNPT sẽ đưa khoảng 15.000 trạm thu phát sóng 4Gđi vào hoạt động, phủ sóng tất cả các khu vực trọng điểm tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Trong khi đó, Viettel đã khai trương dịch vụ 4G LTE trên toàn quốcsử dụng công nghệ 4T4R trong tháng 4 vừa qua;đồng thời triển khai 36.000 trạm thu phát sóng, phủ sóng 95% dân số. Riêng nhà mạng Mobifonehiện đã xây dựng được 4.500 trạm phát sóng 4G LTE và dự kiến con số này sẽ là 30.000 trạm phát sóng 4G giai đoạn 2017 – 2018.
Ông Thiều Phương Nam - Tổng giám đốcQualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia- Ảnh: Thu Anh
Tuy nhiên, các nhà mạng viễn thông cũng phải đối mặt với những thách thứcliên quan tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: nâng cấp hệ thống mạng lưới kỹ thuật, các đường truyền tốc độ cao, quản trị lưu lượng hiệu quả, cải tiến các phần mềm quản lý thuê bao, phát triển các thiết bị đầu cuối tương thích công nghệ 4G và bảo mật thông tin trên nền tảng mạng 4G LTE.
Đưa ra cái nhìn chung trên toàn cầu, ông Nam chỉ ra rằng công nghệ 4G LTE sẽ tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu khi hiện nay đã có 581 mạng 4G LTE được triển khai và thương mại hóa ở 186 quốc gia.“Hiệncác nhà mạng ở 47 quốc gia đang chuẩn bị để đưa ra tốc độ 4G đạt ngưỡng Gigabit và với công nghệ modem X20 của Qualcomm, các thiết bị 4G hiện nay có thể đạt tốc độ trao đổi dữ liệu lên tới 1.2Gbps”, ông Nam nói.
Triển lãm công nghệ 4G LTE 2017 với các sản phẩm công nghệ tiên tiến đến từ các đơn vị như FPT Telecom, Mobifone, VTV Digital, CMC Telecom...
Thu Anh