TP.HCM nghiên cứu 4 phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 14:15, 27/07/2017
4 phương án mở rộng Tân Sơn Nhất
Cụ thể, phương án thứ nhất là phản biện việc mở rộng nhà ga về phía namdo Bộ Giao thông vận tải thống nhất trình Chính phủ trước đó.
Phương án thứ hai là việc không mở rộng sân bay, điều chỉnh giao thông trong Tân Sơn Nhất và nâng cao năng lực điều hành của bộ phận điều khiển không lưu từ 5 phútxuống còn 2 phútmỗi lần cất, hạ cánh.
Phương án thứ ba là việc mở rộng sân bay về phía bắc(sân golf), xây thêm nhà ga, bãi đỗ và đường lăn, thêm kết nối giao thông với sân bay phía bắc. Với phương án này, công suất sân bay sẽ đạt 50 triệu hành khách một năm.
Phương án cuối cùng là mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc nhưng sẽxây thêm đường băngđể công suất sân bay đón được 70-90 triệu hành khách mỗi năm.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cácchuyên gia sẽ tập trung nghiên cứu năng lực hiện nay của đường băng cất, hạ cánh, đường lăn, bãi đỗ máy bay, nhà ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất.
Đồng thời, các chuyên gia còn nghiên cứu phương tiện kỹ thuật và năng lực quản lý điều hành không lưu; nhu cầu mở rộng tăng năng suất sân bay; nhu cầu kết nối giao thông đô thị vào sân bay hiện nay và tương lai; vấn đề thoát nước…
Về chuyên gia, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã thành lập nhóm nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất do PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách Khoa TP.HCM làm trưởng nhóm. Các thành viên khác trong nhóm gồm nhiều chuyên gia trong ngành hàng không, giao thông, quy hoạch như trung tá Lê Trọng Sành, TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn, TS Phạm Sanh, TS Nguyễn Bách Phúc...
Dự kiến, đầu tháng 9.2017 TP.HCM sẽ hoàn chỉnh phương án để báo cáo Thủ tướng.
Xin rút ngắn thời gian nghiên cứu xuống còn 6 tháng
Ngày 27.7, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cũng cho biết UBND TP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các cơ chế đặc thù để rút ngắn tiến độ lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài thời gian thực hiện trong 6 tháng.
Theo UBND TP.HCM, việc sử dụng đất trong sân bay Tân Sơn Nhất đang được quan tâm và nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người dân cũng như các cơ quan, tổchức trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
Do đó, UBND TP.HCM cho rằng việc thuê tư vấn nước ngoài để khảo sát, lập điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ nhằm nâng cao công suất khai thác, phù hợp với tốc độ phát triển vận tải và kế hoạch xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Để góp ý cho các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đã lập một nhóm nghiên cứu gồm những người giảng dạy về hàng không, quản lý sân bay, các cựu phi công.
TP.HCM sẽ xin tham gia phản biện trong cuộc họp cuối năm của Chính phủ với các bộ ngành. Theo UBND TP.HCM, mục tiêu của thành phố là làm thế nào phát huy hiệu quả của phần đất sân golf tốt nhất.
Về việc này, UBND TP.HCMcũng đã giao Sở Giao thông vận tải xác định nội dung đặt hàng nghiên cứu của thành phố về đề án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; dự thảo văn bản trình UBND TP báo cáo Bí thư Thành ủy xem xét, chấp thuận trước khi triển khai thực hiện.
TP.HCMcũng giao Sở này tham mưu dự thảo văn bản cho UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng cung cấp sớm nhất các tài liệu liên quan quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất các thời kỳ (1995-2017) để làm cơ sở nghiên cứu.
Đặc biệt,thành phốcũng kiến nghị Thủ tướng cho phép tổ chức đoàn khảo sát thực tế về kinh nghiệm hoạt động, điều hành của 2 sân bay trong khu vực bao gồm sân bay Bangkok, sân bay Hồng Kông với sự tham gia của các sở ngành chức năngvà cácchuyên gia, để góp phần vào việc nghiên cứu phương án tối ưu mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất…
Trước đó, Văn phòng Chính phủ có ý kiến kèm công văn của Bộ Giao thông vận tải về thuê tư vấn quốc tế nghiên cứu, rà soát quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo công văn, phương án này đòi hỏi thời gian dài, khoảng 12 tháng sau khi tuyển chọn tư vấn.
Phan Diệu