Sốt 2 tháng, một bác sĩ Campuchia bị phát hiện nhồi máu não suýt chết

Thông tin Y học - Ngày đăng : 05:25, 28/07/2017

Thường xuyên bị sốt và đau bụng, bác sĩ Chum Chetra (31 tuổi, người Campuchia) đã tìm đến nhiều bệnh viện trên địa bàn TP.HCM chữa trị nhưng tình trạng trên vẫn không thuyên giảm. Bất ngờ, bệnh nhân được các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy phát hiện bị suy tim, nhồi máu não và có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Theo người nhà của bác sĩ Chum Chetra, suốt 2 tháng quaanh bị sốt dai dẳng kéo dài. Gần đây, anh còn bị đau bụng nên đã đến cácbệnh viện ở TP.HCM khám. Các bệnh việnđều chẩn đoán anh bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, sau thời gian dàiđiều trị, tình trạng bệnhkhông thuyên giảm nên anh Chum Chetrađã quyết định chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.

Điều bất ngờ làcác bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã chẩn đoán bệnh nhân Chum Chetra ngoài bị lupus ban đỏ hệ thống còn bị nhiễm trùng dịch báng do tụ cầu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng gây áp xe gốc van động mạch chủ ở tim, suy tim, nhồi máu não đe dọa tử vong.

Chiều 27.7, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, bệnh nhân Chum Chetra đã được các bác sĩ phẫu thuật thành công thay động mạch chủ cơ học, động mạch chủ ngực đoạn lên, cắm lại 2 lỗ vành và đặt hệ thống tim phối nhân tạo (ECMO) giúp bệnh nhân bình phục trở lại bình thường.

“Hiệnsức khoẻbệnh nhân dần hồi phục, chức năng các cơ quan cải thiện và được rút máy ECMO… Bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống tốt, sinh hiệu ổn định và vẫn được theo dõi, điều trị dứt điểm”, TS.BS Nguyễn Thái An,Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Theo bác sĩ An, tình trạng bệnh của Chum Chetra là rất nguy hiểm. Bệnh nhân này bị áp xe tổn thương timgây nên tình trạng suy tim, viêm cơ tim;đồng thời còn bị nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng nấm. Trước tình hình trên, Bệnh viện Chợ Rẫy đã huy động đến 3 chuyên khoa:Hồi sức Phẫu thuật tim, Nội xương khớp và Bệnh nhiệt đới tiến hành hội chẩn tìm ra phương pháp cứu tính mạng người bệnh.

Phân tích của bác sĩ An cho thấy do suy giảm miễn dịch toàn thân nên vi trùng tấn công vào dịch màng bụng, lan vào cơ tim, van tim, gây nên tình trạng áp xe và tạo thành mủ. Trong trường hợp này,việc phẫu thuật tim cho bệnh nhân là cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nhân không chỉ suy tim, viêm cơ tim mà còn bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng nấm.

“Nhưng chúng tôi không còn cách nào khác, nếu sử dụng thuốc thì sẽ không thể xử lý được tình trạng bệnh tim nên buộc phải mổ dù rất nhiềurủi ro. Các bác sĩ cố gắng khống chế nhiễm trùng bằng kháng sinh mạnh, điều trị nấm, điều trị lupus ban đỏ hệ thống nhằm nâng hệ thống miễn dịch cho bệnh nhân và sau đó là tiến hành phẫu thuật tim”, bác sĩ An nói.

“Sau hơn 6 tiếng đồng hồ phẫu thuật, bệnh nhân được thay động mạch chủ cơ học, thay động mạch chủ ngực đoạn lên, cắm lại 2 lỗ vành và đặt hệ thống tim phối nhân tạo (ECMO)”, bác sĩ An cho biết thêm.

Hồ Quang

Hồ Quang