Vì sao yêu nhau lâu năm thường dễ chia tay?
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 17:26, 01/08/2017
Do hiểu quá rõ về nhau gây ra nhàm chán
Đây chính là yếu tố gây tan vỡ tình yêu. Bởi yêu nhau lâu, hiểu quá rõ về nhau, từng sở thích, thói quen, câu nói của người ấy bạn đều nắm trong lòng bạn tay. Vì thế, bạn nghĩ rằng không còn gì để khám phá nữa.
Và đó chính là một điều sai lầm của cả hai người. Một người thì đã quá dại dột công khai tất cả bản thân mình cho người kia. Một người thì lại nhanh chóng cảm thấy nhàm chán không muốn khám phá gì nữa. Cách tốt nhất, cả hai hãy cùng thay đổi bản thân, để trở nên hấp dẫn, mới lạ, không gây nhàm chán cho bạn đời.
Thiếu tin tưởng lẫn nhau
Lý do lớn nhất dẫn đến sự đổ vỡ của một cuộc tình là hai người không còn tin tưởng nhau nữa. Trong khi niềm tin là yếu tố then chốt, làm nền tảng để duy trì mọi mối quan hệ thì những người yêu nhau lâu lại dễ đánh mất dần sự tin tưởng vào đối tác.
Có thể lúc mới yêu, họ vẫn dành cho nhau niềm tin trọn vẹn. Nhưng cùng với thời gian, khi mỗi người ngày càng có nhiều mối quan hệ trong xã hội, khi đã hiểu rõ về nhau hơn, họ không còn tin tưởng 100% về nhau nữa. Vậy nên, muốn duy trì tình yêu vững bền, không có cách nào khác là bạn phải hết lòng tin tưởng vào người mình yêu thương.
Do thiếu giao tiếp
Hầu như những đôi yêu nhau lâu đều thiếu giao tiếp với nhau, thiếu đi những câu nói ngọt ngào, say đắm như hồi mới yêu, đơn giản bởi các bạn nghĩ rằng, yêu nhau đã quá lâu, hiểu từng chân tơ kẽ tóc của nhau thì không cần phải nói gì nhiều thêm nữa. Và điều đó khiến các bạn càng ngàycàng xa nhau do không có ai để thấu hiểu và chia sẻ.
Do đã quá yên tâm về nhau mà ngưng cố gắng
"Yêu nhau lâu thế rồi, kiểu gì sau này chả cưới", rất nhiều cặp đôi mang tư tưởng như vậy. Phút ban đầu khi mới yêu nhau thì cả hai còn cố gắng thay đổi, tu tập tính tình để hòa hợp với nhau, để được là đẹp nhất trong mắt nhau. Nhưng thời gian bên nhau và sự cố gắng dành cho nhau luôn nằm ở thế tỷ lệ nghịch.
Bên nhau lâu rồi, mối quan hệ trở nên suồng sã. Chúng ta không còn mục đích để thay đổi hay thích ứng nữa, bởi vì làm gì có gì để cố nữa đâu. Chúng ta tự mãn, chúng ta hài lòng quá nhiều về chính mình nhưng quên đi mất rằng người kia đâu đó không cảm thấy vừa ý. Sự không vừa ý lâu ngày trở thành sự chán chường. Chia tay là cái kết tất yếu khi hai còn người chẳng còn thấy nhau đẹp đẽ nữa.
Do cóngười thứ ba chen vào
Lý do khách quan của việc yêu lâu dễ đứt đó là sự xuất hiện của người thứ ba. Với các mối quan hệ đường dài, trong quá trình yêu, hai người có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn khác giới mới, có nhiều thời gian ở bên họ hơn đối tác nên dễ bị hấp dẫn bởi người thứ ba.
Trong khi tình yêu lâu năm đang rơi vào cũ mòn, nhàm chán thì người thứ ba với "cái gì cũng mới lạ" dễ có sức hút mạnh mẽ với bạn. Càng có tình cảm với người thứ ba, bạn càng thấy chán người yêu hiện tại. Và tình yêu ấy vốn đang thiếu sức sống lại có một nhân tố tác động mạnh từ bên ngoài nên nó sớm tan vỡ cũng là điều dễ hiểu.
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, với các cặp đôi đang yêu, đặc biệt là các cặp đôi yêu lâu, hai người luôn phải giữ được sự kết nối thường xuyên và liên tục, tránh để người thứ ba có cơ hội thế chân bạn làm người tâm tình với nửa kia, có như thế, người yêu mới không bị thu hút bởi một đối tượng khác.
Do “chuyện ấy”
Có rất nhiều cặp đôi đã quan hệ tình dục trước hôn nhân. Điều này không đáng trách vì yêu nhau là muốn dành tất cả điều tốt đẹp cho đối phương. Nhưng nếu chuyện đó diễn ra khá lâu mà không có sự đổi mới hoặc cả hai không hòa hợp sẽ dễ dẫn đến nhàm chán, đối phương sẽ muốn tìm kiếm đối tác khác để thỏamãn bản thân. Như vậy, dù là tình huống nào thì “chuyện ấy” cũng là một trong những tác nhân khiến tình yêu lâu năm dễ đứt.
Do bất đồng quan điểm
Thực tế cho thấy càng yêu nhau lâu các cặp đôi càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vả. Vì có nhiều chuyện liên quan đến nhau, vì cái tôi cá nhân ngày càng bộc lộ rõ, vì ngày càng nhàm chán nhau… có vô vàn lý do dẫn đến các cuộc cãi vả. Và chắc chắn, cãi vả nhiều thì chẳng thể duy trì một tình yêu bền vững.
Mộc Lam (th)