Ứng dụng công nghệ di truyền ánh sáng để khôi phục trí nhớ
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 21:56, 04/08/2017
Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học đã so sánh não của những con chuột khỏe mạnh với bộ não của những con chuột đã cho lây nhiễm một căn bệnh tương tự như bệnh Alzheimer ở người.
Với sự trợ giúp của công nghệ chỉnh sửa gien, các nhà khoa học đã thành công trong việc buộc các tế bào thần kinh ở một khu vực nhất định của não bộ phát ra ánhsáng màu vàng khi lưu trữ thông tin và phát ra ánh sáng màu đỏ khi chuột nhớ được một điều gì đó.
Sau đó, các nhà khoa học đã cho chuột ngửi mùi chanh, đồng thời chích điện chuột, ở chuột liền hình thành mối liên kết giữa 2 ký ức - mùi chanh và sốc điện.
Một tuần sau, các nhà khoa học lại cho chuột ngửi mùi chanh một lần nữa. Những con chuột khỏe mạnh tỏ ra sợ hãi khi nghĩ đến một cú sốc điện và co rúm người lại, trong khi những con bị bệnh cố gắng nhớ một điều gì đó và ít khi co người.
Điều này chứng tỏ rằng trí nhớ của những con chuột bị bệnh lờ mờ và mối liên hệ giữa mùi chanh và cú điện giật chúngkhông quá sâu sắc.
Vùng hippocampus (hồi hải mã) của chuột cho thấy một bức tranh tương ứng: ở những con chuột khỏe mạnh ánh sáng đỏ và vàng chồng chéo lên nhau, có nghĩa là, chuột lấy thông tin trong cùng một vị trí nơi lưu giữ. Ở những con chuột bị bệnh các tế bào khác phát ra ánh sáng màu đỏ, điều đó có nghĩa làchúng không tìm thấy những ký ức cần thiết.
Sau đó Christine Denny và nhóm của bà đã sử dụng tia laser màu xanh để kích hoạt lại những ký ức về cú sốc điện và gây ra một nỗi sợ hãi tự nhiên khi có mùi chanh.
Qua đó, chúng ta có thể kết luận rằng ở những bệnh nhân Alzheimer, ký ức không bị phá hủy và vẫn có thể khôi phục ký ức.
Tuy lưu ýviệc sử dụng công nghệ optogenetics ở người có thể vẫn còn quá nguy hiểm, các nhà khoa học tin rằng dần dần có thể xuất hiện các loại thuốc hoặc phương pháp kích thích sâu các vùng não để phục hồi trí nhớ.
Theo Ralph Martins ở Đại học Edith Cowan (Úc), nghiên cứu này "có thể dẫn đến việc bào chế các loại thuốc mới để giúp phục hồi trí nhớ". Theo New Scientist, tất nhiên vẫn còn một câu hỏi chính - bộ nhớ của não chuột giống não con người đến mức nào.
Trong khi đó, các bác sĩ ở Hồng Kông đã tiến hành các ca điều trị bệnh Alzheimer và Parkinson bằng phương pháp cấy ghép tế bào mầm lấy từ não của chính bệnh nhân. Những tế bào mới sẽ thay thế cho những tế bào thần kinh đang bị chết.
Vũ Trung Hương