Khi cao ốc ‘bức tử’ giao thông: Chưa mở đường đã lo xây nhà
Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 10:28, 04/09/2017
Nhiều con đường “oằn mình” gánh cao ốc
Tại TP.HCM, không khó để bắt gặp những tuyến đường dù rất nhỏ nhưng chung cư mọc lên dày đặc để đón đầu việc quy hoạch mở rộng.
Đơn cử như tại sân bay Tân Sơn Nhất, trên các tuyến kết nối vào sân bay như đường Hoàng Minh Giám, Hồng Hà và Phổ Quang, hàng loạt dự án cao ốc, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê với số lượng cả mấy ngàn căn hộ đang “mọc lên như nấm”.
Nếu tính trong bán kính 3km xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất, có ít nhất vài chục dự án bất động sản quy mô lớn đã được đưa vào sử dụng vàđang xây dựng trong vòng vài năm trở lại đây. Ước tính, sẽ có khoảng gần 10.000 hộ dân di dời về khu vực này sinh sống.
Theo đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đây là một nguyên nhân dẫn đến ùn tắc thường xuyên trên các tuyến đường vào sân bay, bởi lẽsố lượng chung cư xây mới rất nhiều dẫn đến lượng xe qua lại khu vực gia tăng.
Hay tại đường Nguyễn Hữu Thọ nối quận 7 với Nhà Bè, chỉ với chiều dài chưa tới 3km nhưng còn đường này đang phải oằn mình "cõng" hơn 50 dự án nhà ở cao cấp, trong đó có một số dự án gần 8.000 căn hộ. Trong tương lai, những dự án đang khởi công và xây dựng tại khu vực này sẽ cho ra thị trường gần 30.000 căn hộ cao cấp, trong khi đây là tuyến đường độc đạo kết nối khu đô thị cảng Hiệp Phước với trung tâm thành phố.
Còn ở trung tâm thành phố, ngay tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi đã có hai tòa nhà và trung tâm thương mại là Saigon Center và Sài Gòn Square. Giao lộ nằm giữa hai tòa nhà này thường xuyên là điểm nóng dẫn tớiùn tắc giao thông…
Đây là những điển hình cho việc cấp phép tràn lan, khôngtheo thực tế hạ tầng đô thị. Trong khi ngành giao thông và chính quyền TP.HCM đang ngày ngày phải căng mình giải quyết bài toán ùn tắc giao thông thì ngành xây dựng và quy hoạch lại đang cấp phép cho hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn đổ bộ vào các khu vực thường xuyên là “điểm đen” của ùn tắc giao thông.
Theo ông Trần Quang Lâm - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, nhiều năm qua, Sở này không được tham gia góp ý về quy hoạch dự án nhà ở, cao ốc. Nguyên nhân là do trong thủ tục hành chính không có yêu cầu lấy ý kiến của Sở do sợ kéo dài thời gian và gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của nhà đầu tư. Vì vậy mới xuất hiện tình trạng nhiều chủ đầu tư xây dựng cao ốc ở các khu trung tâm thành phố, trên các tuyến đường chưa được đầu tư mở rộng đúng quy hoạch. Việc này đã dẫn đến áp lực giao thông gia tăng trên nhiều khu vực đông dân cư.
Khôngcấpphép xây cao ốc ở những tuyến đường kẹt xe
Để giải quyết được vấn đề tập trung nhà cao tầng trong nội ô gây ách tắc giao thông, mới đây, UBND TP.HCM đã giao các cơ quan chức năng không cấp phép xây dựng cho những công trình cao ốc tập trung đông người trên các trục đường, khu vực chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn TP.HCM cho biết sắp tới sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM về chương trình phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm. Trong đó, chương trình phát triển nhà ở này phải phù hợp và kết nối được với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Mặt khác, gần đây, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã chuyển cho Sở Giao thông vận tải góp ý về những dự án xây cao ốc khu dân cư. Đểgiảm thiểu tác động đến giao thông, chuẩn hóa việc đầu tư xây dựng các công trình, Sở Giao thông vận tải đã thuê đơn vị tư vấn đề xuất quy trình để xem xét theo tác động về giao thông, quy mô, phạm vi dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư... Qua đó, chủ đầu tư sẽ tiến hành phân kỳ thực hiện dự án để đảm bảo phù hợp với hạ tầng giao thông.
Theo ông Trần Trọng Tuấn, hiện tại các hồ sơ xin cấp phép xây dựng đều có thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, trong đó có việc xin đấu nối hệ thống giao thông. Những hồ sơ này đã được Sở Giao thông vận tải cho ý kiến về đấu nối hạ tầng, nếu đảm bảo sẽ được cấp phép xây dựng ngay.
Thời gian tới việc cấp phép xây dựng phải phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa kế hoạch, chương trình chỉnh trang phát triển đô thị và chương trình giảm ùn tắc giao thông của thành phố. Chỉ nơi nào hạ tầng đảm bảo mới được cấp phép.
Trao đổi với Một Thế Giới về vấn đề này, TSVõ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM cho rằng hạ tầng giao thông ở thành phố đã quá tải trầm trọng và giải pháp mà TP.HCM mới đưa ra là không cấp phép xây dựng cho các công trình tập trung đông người ở những trục đường chưa được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông là một chủ trương đúng,cần phải làm ngay.
Bởi lẽ, nếu TP.HCM không nhanh chóng đánh giá tổng thể mà vẫn để các chung cư, cao ốc ồ ạt mọc lên thì sẽ rất nguy hiểm khi áp lực lên hạ tầng giao thông càng gia tăng và kẹt xe là chuyện tất yếu. Do đó, khi quy hoạch một khu đô thị cần tính toán số lượng người, phân loại từng phương tiện, nhu cầu di chuyển, giao thông công cộng... Tất cả những vấn đề này đều phải đưa ra kịch bản, mô hình cụ thể để đánh giá và từ đó mới có phương án khả thi.
TP.HCM cấp phép xây dựng theo quy hoạch tương lai
Theo TS Võ Kim Cương, trước đây, khu vực trung tâm thành phố như quận 1, quận 3và khu Chợ Lớnở quận 5, quận 10được người Pháp quy hoạch rất bài bản,hoàn chỉnh. Các khu vực này đượcđịnh hướng phát triển đô thị đa trung tâm, trong đó mỗi một trung tâm là một khu ở hoàn chỉnh về hạ tầng xã hội, được nối kết với nhau bằng hệ thống giao thônglàcác trục đường chính đô thị.
Tuy nhiên, khi chiến tranh xảy ra, người dân di tản về Sài Gòn làm đô thị phình to một cách tự phát.Giai đoạn này có quy hoạch nhưng do chiến tranh cũng không thực hiện được nhiều. Sauchiến tranh, phần lớn diện tích các quận ngoại thành lạitiếp tụcphát triển tự phát và chínhquyền thành phốcũng không để ý nhiều đến quy hoạch nên tạo thành một cấu trúc đô thị méo mó như hiện nay.
Chưa kể, hiện nay, TP.HCM còn xây dựng theo quy hoạch tương lai – tức là chưa làm hạ tầng giao thông mà đã cho phép xây dựng các công trình cao ốc, khu chung cư, đó là sai lầm.Tình trạng các con đường ở TP.HCM phải gánh quá nhiều cao ốc đang tạo áp lực không nhỏ cho giao thông.
Tại khu vực trung tâm, đường sá đầy đủ nhưng việc cho xây quá nhiều cao ốc đã khiến hạ tầng lẽ ra chỉ đáp ứng cho riêng khu vực trung tâm thì lại phải gánh giao thông cho toàn thành phố. Khu vực trung tâm vốn được quy hoạch đường sá ô bàn cờ rất đẹp, đầy đủ, thậm chí rộng rãi nhưng nay phải gánh lượng giao thông của toàn thành phố nên vẫn kẹt xe như thường.