Người mẹ nuôi xích 5 đứa con điên loạn
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:54, 04/09/2017
20 năm và 5 đứa con tâm thần
Trong căn nhà xập xệ ở cuối ấp D2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ, bà Đặng Thị Lụa (67 tuổi) cặm cụi nấu bữa cơm chiều cho những đứa con đang hò hét, quấy phá ở nhà sau. Những đứa con của bàkhông phải là trẻ nhỏ, lớn đã gần 40 tuổi, nhỏ cũng ngấp nghé 30. Nhưng ở tuổi này, bà Lụa chưa từng được hưởng 1 ngày hạnh phúc. Cuộc đời bà là những chuỗi ngày dài với những nỗi đau về cả thân xác lẫn tâm hồn.
Bà chậm rãi kể: “Tôi từ Nam Định theo cha mẹ vào đây lúc mới 3 - 4 tuổi. Đến năm 17 tuổi thì được gả chồng. Thời tôi,con gáinặng cỡ 50 ký là được cha mẹ gả chồng cho hết chứ không để trong nhà”. Lấy chồng năm trước thì năm sau bà Lụa sinh con trai đầu lòng. Chồng bà thì nhận lệnh rồi lên đường nhập ngũ.
Sau hơn 2 năm đi lính trở về, vợ chồng họ lại đoàn tụ bên nhau. Những đứa con trai gái có đủ lần lượt ra đời trong nghèo khó, thiếu thốn. Vợ chồng bà Lụa có cả thảy 8 người con, nhưng người con trai đầu bị bệnh và mất khi còn nhỏ.
“Chồng tôi đi lính về thì tính tình thay đổi. Ông ấy trở nên hung dữ, không chịu làm việc, chỉ toàn đi chơi thôi. Lúc bình thường thìhiền lành nhưng uống rượu vào là vô cớ đánh vợ, con. Nhà cửa, con cái một tay tôi quán xuyến, chăm lo. Nhờ nhà có được mấy công ruộng nên mấy mẹ con không sợ đói”, bà Lụa kể.
Năm 1997, chồng mất, bà Lụa và 7 đứa con sống với nhau. Đứa lớn đi làm được thì đỡ đần cho mẹ nuôi em. Cuộc sống bình lặng trôi đi cho đến khi chị Đỗ Đào Diễm (39 tuổi) đứa con gái thứ 5 của bà Lụa bỗng một ngày phát bệnh. “Năm đó nó mới 17 tuổi, từ những lần thay đổi tâm lý bất thường,Diễm chửi mẹ vàđánh anh chị em của mình rồi không biết gì nữa cả. Nó trở nên điên loạn”, bà Lụa kể.
Mỗi lần muốn thăm con, bà Lụa thường đứng ngoài cửa sổ trông vào
Chị Diễm phát bệnh, bỏ nhà chạy đi khắp nơi. Mỗi lần như vậybà Lụa lại đỏ mắt tìm con. Hết cách, người mẹ này đành rớt nước mắt xích chân con lại. Hằng ngày, nhìn con hết ca hátlại la hét chửi mình trong điên loạn, bà Lụa chỉ biết nước mắt ngắn dài xót con.
Thế nhưngsố phận nghiệt ngã chưa chịu buôn tha bà. Khoảng chục năm sau, cô con gái Đỗ Hồng Ái (28 tuổi) cũng nối gót chị phát bệnh năm 17 tuổi. Với người con này, bà Lụa phải vất vả bội phần để lo lắng. “Lúc con Ái bị bệnh, nó vẫn đanghọc lớp 10. Đang đi học rồi nó nghỉ ngang, không chịu về nhà nữa. Nó ở luôn 1 quán cà phê “đèn mờ” ở núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang - PV) mà không chịu về nhà.
Có lần tôi đến quán cà phêtìm nó, nó kêu là ở nhà có cái gì cho con ăn đâu mà mẹ kêu con về? Tôi và thằng con rể phải ép đưa nó về nhà. Vậy mà những lần sau nó vẫn trốn đi cho bằng được, tôi phải đi khắp nơi để tìm. Vừa đi, tôi vừa xin tiền để làm lộ phí tìm con. Cuối cùng con Ái cũng về, trong bụng nó lúc đó đã mang đứa con mà không biết là của ai”, bà Lụa xót xa kể.
“Chỉ mong mấy mẹ con được ở với nhau”
2 năm sau khi chị Ái phát bệnh, những người con trai của bà Lụa là Đỗ Đức, Đỗ Cao Trí, Đỗ Kim Điền cũng lần lượt phát bệnh điên loạn. Trong 3 anh em, Điền là người được gia đình trông chờ nhiều nhất. Điền năm nay đã 34 tuổi, sau khi học hết phổ thông thìanh được gia đình cho đi học trung cấp.
“Lúc thằng Điền đi học, tôi tập trung hoa lợi mấy công ruộng cho nó. Lúc đó nhà khổ lắm, không có gạo ăn, chỉ mong sau này nó có công việc ổn định. Vậy màhọc xong nó về nhà không chịu đi xin việc, chỉ toàn ngồi chơi điện tử rồi phát bệnh”, bà Lụa kể.
Để bảo đảm an toàn cho con và cho cả bản thân mình, bà Lụa không còn cách nào khác là phải xích chân nhữngđứa con của mình. Mỗi người con, bà lại xích cách xa một khoảng cách, nếu đến gần họ lại đánh nhau “u đầu sứt trán”. BàLụa cũngthường xuyên bị chính các con của mình đánh đập khi đến gần.
“Chúng nó có gọi được tiếng mẹ nào đâu, toàn mày, tao với tôi. Còn đánh tôi thì nhiều lắm, nhất là mấy thằng con trai hễ tôi tới gần dọn dẹp phòngthì nóđấm vào mặt, vào đầu tôi. Có thằng còn hù nếu thoát ra là sẽ giết cả tôi luôn”, bà Lụa cay đắng kể.
Trong những người con điên loạn này, có chị Diễm và anh Đức là được đưa đi Bệnh viện Tâm thần ở Biên Hòa (Đồng Nai) để điều trị. Nhưng họ chỉ ở đây được vài tháng là phải về nhà vì bà Lụa không có kinh phí.
Bà kể: “Lúc tôi gửi vào bệnh viện là lâu lắm rồi, thời đó chỉ 1 tháng 500.000 đồng. Nhưng tôi phải lên thăm con, tốn kém còn hơn thế, toàn đi xin tiền, vay mượn mới đi được. Chúng nó ở cực lắm, mỗi lần lên cơn lại đánh nhau với các bệnh nhân khác. Nhân viên bệnh viện phát hiệnlà họ bắn súng điện để can ngăn, mấy đứa con tôi sợ lắm. Tôi cũng xót connên quyết định để chúng về nhà để mấy mẹ con ở gần nhau”.
Trong khi bị mẹ nhốt, xích chân lại nhưng chị Diễm luôn tìm cách để thoát ra. Mỗi lần thoát ra là chị bỏ đi đến mấy ngày. Bà Lụa lại tất tưởi chạy khắp nơi tìm con. Kết quả của những lần đó, chị Diễm mang thai và sinh được 1 bé gái hiện đã gần 4 tuổi. Như vậy, ngoài chăm 5 người con, bà Lụa còn cưu mang thêm 2 đứa cháu ngoại là con của chị Diễm và chị Ái.
Năm 2016, có 1 công ty chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp thương cảm hoàn cảnh của gia đình bà Lụa, đã xuất kinh phí xây dựng cho gia đình bà Lụa những dãy phòng rộng rãi hơn để các con của bà có thể sống thoải mái. Trước đó, trong căn nhà được xây dựng tạm bợ, những người con được xích mỗi người mỗi góc. Trong những lần phát bệnh, những người con trai đã đập phá khá nhiều nên ngôi nhà càng thêm đổ nát.
“Chúng quăng những đồ đạc chúng có, thậm chí hắt nước tiểu, chất bẩn có trong bô vào người khác, nếu đến gần chúng còn hành hung nữa. Ngay cả lúc cho chúng nó ăn, tôi cũng chỉ dám để cơm ở xa. Mấy chú đứng xa xem là được rồi”, bà nói.
Mái ấm của bà Lụa và những đứa con điên dại
Mấy năm gần đây, chị Ái có dấu hiệu hồi phục khá tốt nên không bị mẹ nhốt trong nhà nữa. Năm ngoái chị đi phụ việc cho 1 cửa hàng ở huyện Vĩnh Thạnh với mức lương 2 triệu/tháng. Dù đã hồi phụcnhưng chị Ái vẫn rất ít nói chuyện với gia đình. Sau mỗi giờ làm trở về nhà, được mẹ cơm bưng nước rót, chị lại ngồi ngẩn ngơ một mình.
Với hoàn cảnh trên, gia đình bà Lụa rất khó khăn trong cuộc sống. Chính quyền xã Thạnh Lợi đã xem xét đưa gia đình bà Lụa vào diện hộ nghèo vĩnh viễn để có thể hỗ trợ lâu dài. 2 đứa cháu ngoại của bà cũng được địa phương hết lòng hỗ trợ để có thể đến trường như bao đứa trẻ khác.
Những tấm lòng hảo tâm ở địa phương, giáo xứ cũng thường xuyên giúp đỡ cho gia đình bà Lụa. Thế nhưng, với độ tuổi ngày càng già yếu, bà Lụa không biết mình có thể lo toan cho các con đến bao giờ. Bà chua chát nói: “Giờ tôi còn lo được cho con, nhưng mai mốt tôi không còn, xin nhờ chính quyền, xã hội cưu mang chúng nó giúp”.
Thanh Thanh