Ông Nguyễn Thành Phong nổi giận vì các ngành báo cáo toàn số đẹp
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 13:31, 05/09/2017
Ngày 5.9, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp vềkinh tế- chính trị - xã hội 8 tháng đầu năm 2017. Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng trong 8 tháng vừa qua, các ngành này tăng trưởng không cao, vì vậy cần giải pháp quyết liệt, tích cực để đạt chỉ tiêu đề ra.
Trong lúc đang nghe về tình hình tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm của TP.HCM trong8 tháng đầu năm 2017, Chủ tịch UBND TP.HCM đã rất tức giận khi nhiều cấp dưới báo cáo con số không chính xác do không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra.
Cụ thểnhư ngành công nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Thành Phong đã nhắc nhở ngành này đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng lên 7%. Trong báo cáo tháng 7.2017, ngành này đã báo cáo đúng sự thật, thế nhưng tới tháng 8 lại báo cáo sai do không đạt chỉ tiêu.
“Tháng 8 các đồng chí báo cáo hơn 7%, nhưng thực chất đâu phải con số này. Con số thực chỉ hơn 6%, vậy mà các đồng chí cũng cố gắng báo cáo sai con số để đạt được phần chỉ tiêu đề ra”, ông Phong nói.
Hay ngành công thương, Chủ tịch TP.HCM đã yêu cầu ngành này cố gắng tăng trưởng7,5%. Kết quả, báo cáo số liệu tăng trưởng của ngành công thương trong tháng 8 là số 7,5%, trong khi con số tăng trưởng thực chỉ là 7,19%.
“Rồi lĩnh vực nông nghiệp cũng vậy. 6 tháng đầu năm đề ra nhiệm vụ tăng trưởng 6,5% thế mà có đúng đâu nhưng các anh cũng cố báo cáo cho được”, ông Phong tức giận.
Theo ông Phong, các lãnh đạo ban ngành, các lĩnh vực phải phải nhìn nhận, báo cáo đúng thực tế thì thành phố mới tìm ra giải pháp để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng được. Đặc biệt, thành phố cần tìm ra phương pháp để 4 ngành chủ lực phát triển. Bới lẽ, hiện tại cả 4 ngành công nghiệp chủ lực nói chung có tốc độ tăng trưởng chậm.
Đơn cử như ngành cơ khí, năm 2006-2010 tăng 17,8%,năm 2011-2015 chỉ tăng 7,9%; ngành công nghệ thông tin, năm 2006-2010 tăng 15,5%, nhưng năm 2011-2015 giảm xuống còn 11,6%; ngành cao su năm 2006-2010 là 14,5%, nhưng năm 2011-2015 cũng giảm. Riêng chỉ có ngành chế biến lương thực thì tăng lên, năm 2006-2010 tăng 8,9% và năm 2011-2015 tăng 12,2%.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết so với 7 tháng đầu năm, trong tháng 8, tỷ lệ tăng trưởng các ngành của thành phố rất chậm. Do đó, thành phố khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng từ 8,4-8,7% như thành phố đề ra cho năm 2017.
"Vừa qua, tôi đã chỉ đạo từng ngành, từng đồng chí phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực phải ngồi họp kiểm điểm lại nhưng các đồng chí đó không có họp", ông Phong nói.
Người đứng đầu UBND TP.HCM cũng nói rằng trong những tháng còn lại của năm 2017, nếu tốc độ tăng trưởng các ngành nghề có không bước tiến vượt bậc thì thành phố coi như mất chỉ tiêu đặt ra.
“Năm 2016, thành phố đặt ra mức tăng trường 8% thì hết năm đã đạt được, còn năm 2017 đã đi qua 8 tháng nhưng các lĩnh vực vẫn ì ạch phát triển. Tôi đã yêu cầu những người lãnh đạo các ngành phải tự kiểm điểm trách nhiệm của mình, nhưng vẫn không có đồng chí nào tự kiểm điểm trách nhiệm của mình, còn nếu nói chung chung như thế này thì không thể đạt được như kỳ vọng”, ông Phong nhận định.
Tình hình kinh tế TP.HCM 8 tháng đầu năm
Trong 8 tháng đầu năm 2017, TP.HCM có 26.614doanh nghiệpmới được thành lập với số vốn đăng ký là 358.890 tỉ đồng. TP.HCM cũng có 38.710 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 183.475 tỉ đồng (tăng 9,6% về số lượt doanh nghiệp và tăng 48% về vốn bổ sung).
Về thu hút FDI, 8 tháng năm 2017, có 515dự án đầu tưnước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 593,54 triệu USD. Ngoài ra, thành phố đã chấp thuận cho 1.418 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần vốn góp với tổng vốn góp đăng ký đạt 1,85 tỉ USD.