Nguy cơ người Rohingya bị ‘diệt chủng’ vì nội chiến Myanmar

Quốc tế - Ngày đăng : 17:52, 05/09/2017

Báo Guardian (Anh) ngày 5.9 dẫn số liệu của LHQ, cho biết đã có hơn 120.000 người Rohingya chạy qua Bangladesh tị nạn trong 2 tuần qua, dẫn đến nguy cơ quá tải vì nội chiến Myanmar.

Tình hình này dẫn đến nỗi sợ một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở các trại tị nạn vùng biên, với khoảng 400.000 dânRohingya bị kẹt ở vùng chiến sự phía tây Myanmar, kể từ khi lực lượng an ninh ở bang Rakhine (tây bắc Myanmar) bắt đầu tiến hành “chiến dịch thanh trừng chủng tộc”, theo cách gọi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Chính phủ Myanmar và quân nổi dậy buộc tội lẫn nhau

Theo báo Guardian, các cơ quan viện trợ LHQ tiếp tục bị chính quyền Myanmar ngăn chặn không cho thực hiện việc cung cấp thức ăn, nước sạch và thuốc men cho cộng đồng Rohingya thiểu số theo đạo Hồi ở Myanmar, trong khi nhân viên cứu trợ nói nhà kho chứa hàng cứu trợ thiết yếu bị cướp phá.

Ngày 5.9, LHQ cho biết số người Rohingya đến Bangladesh trong những ngày qua khoảng 123.000 người. Trong tuần này, mỗi ngày có khoảng 15.000 người Rohingya vượt sông Naf để qua Bangladesh, hòa với hàng chục ngàn người đã đến các trại tị nạn bị quá tải và các khu tạm cư dã chiến.

Các tổ chức cứu trợ nói nguồn hàng viện trợ giảm đáng kể, trong khi các trạm xá bị quá tải khi số lượng bệnh nhân tăng 40 - 50%, trong đó có một số bị thương nặng.

Khoảng 20.000 người khác bị kẹt ở "vùng đất không người"giữa Myanmar vàBangladesh, bị lính biên phòng Bangladesh chặn, nhưnghàng ngàn người vẫn tiếp tục xâm nhập ở vùng không có lính canh.

Làn sóng tị nạn mới nhất này bùng nổ ngày 25.8, sau khi lực lượng nổi dậy Đội quân cứu tế Arakan Rohingya (ARSA)tấn công quân chính phủ Myanmar và lực lượng này phản cônglàm chết hàng trăm người.

Người tị nạn qua được Bangladesh đã kể lại việc quân đội Myanmar đốt nhà và thảm sát.

Tổ chức giám sát nhân quyền đưachứng cứ qua ảnh vệ tinh: những vụ cháy ở ít nhất 10 khu vực thuộc bang Rakhine trong những ngày sau khi quân đội phản công.

Chính phủ Myanmar tuyên bố ARSA đốt làng của chính họ, và cáo buộc ARSA giết Phật tử và tín đồ đạo Hindu. Quân đội khẳng định 400 người bị giết, gồm đa số là “khủng bố”.

Giới truyền thông và các nhà quan sát độc lập không được đến bang Rakhine, không thể kiểm tra các số liệu do chính phủ Myanmar và người Rohingya viện dẫn.

Theo Guardian, người Rohingya bị ngược đãi từ hàng chục năm qua ở Myanmar, nhưng bạo lực gia tăng vì tầm cỡ hủy diệt và sự dính líu của đạo quân ARSA.

Hồi tháng 5.2017, LHQ ước tính từ năm 2012, có khoảng 168.000 người Rohingya rời bỏ Myanmar, nơi mà họ không được cấp quyền công dân, không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản của chính phủ.

Xác người chết vì nội chiến Myanmar

Bà Aung San Suu Kyibị gây sức ép

Hiện cộng đồng quốc tế gây sức ép với bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo thực quyền của Myanmar và là người đoạt giải Nobel Hòa bình, vì muốn bà can thiệp quyết liệt, kéo giảm hoạt động của quân đội.

Hơn 300.000 người đã ký tên tập thể trên mạng, kêu gọi Ủy ban xét duyệt giải Nobel thu hồi giải Nobel đã trao cho bà Aung San Suu Kyi hồi năm 1991, sau khi bà có những hoạt động đòi dân chủ trong những năm chế độ quân sự nắm quyền lực ở Myanmar.

Trong vài năm gần đây, quân đội nới lỏng quyền kiểm soát Myanmar, nhưng vẫn là một thế lực cóảnh hưởng lớn, giữ 25% suất nghị sĩ Quốc hội Myanmar.

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về vấn đề nhân quyền ở Myanmar, ông Yanghee Lee nói tình hình ở bang Rakhine “thật sự nghiêm trọng”, và đã đến lúc bà Aung San Suu Kyi nên “vào cuộc”.

Một tổ chức nhân quyền Myanmar nói việc ngược đãi tín đồ đạo Hồi ở bang Rakhine có nhiều Phật tử đã gia tăng trong 5 năm qua, thậm chí trên toàn Myanmar đã có những khu vực “cấm tín đồ Hồi giáo” chứ không chỉ cấm người Rohingya.

Những hình ảnh và thông tin người Rohingya bị ngược đãi đã bị thế giới lên án. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, mô tả đó là "chiến tranh diệt chủng", và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đền bù cho Bangladesh chấp nhận đón người tị nạn.

Lãnh đạo Checnya, ông Ramzan Kadyrov so sánh việc ngược đãi người Rohingya với Lò hơi ngạt, tức việc phát xít Đức lùa người Do Thái vào các trại tập trung để diệt chủng.

Vào lúc cộng đồng quốc tế phản đối cuộc khủng hoảng leo thang, Tổ chức Trạm cứu hộ di dân ngoài khơi (trụ sở ở Malta) nói họ tạm ngưng hoạt động ở vùng biển Lybia, đưa tàu đến Vịnh Bengal, cung cấp sự hỗ trợ cho vùng biên giới Myanmar - Bangladesh, "nơi mà một cuộc tản cư chết chóc đang mở ra", theo tuyên bố của tổ chức đã cứu 40.000 người tị nạn ở Địa Trung Hải muốn đến châu Âu trong 3 năm qua.

Trạm cứu hộ di dân ngoài khơi dẫn lời kêu gọi của Giáo hoàng Francis rằng cộng đồng quốc tế giúp giải quyết tình cảnh của người Rohingya. Nhưng cũng vì số người chạy khỏi Lybia đã giảm đáng kể, từ khi nước này tăng cường tuần tra hải quân, trong khi các nhóm bán quân sự đồng ý truy lùng bọn buôn người.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)

Trần Trí