72 quốc gia vẫn còn hình sự hóa đồng tính luyến ái
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:18, 06/09/2017
Cuối thế kỷ 19, nhiều quốc gia đã bắt đầu loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách tội phạm như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Brazil và Argentina. Hơn 100 năm đã trôi qua nhưng hiện vẫn còn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật trừng phạt hành vi này. Không ít trong số đó là các quốc gia phát triển.
Theo báo cáo hàng năm của hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế (ILGA), hiện nay có 8 quốc gia sở hữu khung hình phạt cao nhất là tử hình dành cho hành vi đồng tính luyến ái bên cạnh hàng chục quốc gia khác là bỏ tù hoặc đánh đập.
Cụ thể, Nam Phi, Đông Phi, Trung đông và Nam Á là những khu vực khắc nghiệt nhất đối với người đồng tính. Trong khi đó, Tây Âu và những quốc gia thuộc Tây bán cầu là khoan dung nhất.
Ở Iran, Sudan, Ả-rập Xê-út và Yemen, quan hệ tình dục đồng giới có thể bị trừng phạt bằng án tử theo luật Sharia của đạo Hồi. Điều này cũng được áp dụng tương tự tại nhiều nơi của Somalia và miền bắc Nigeria. Tại 2 quốc gia Hồi giáo khác là Syria và Iraq, án tử hình được thực hiện ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố IS.
Bản báo cáo của ILGA cũng ghi nhận rằng đồng tính luyến ái vẫn có thể nhận án tử thông qua tòa án Sharia ở ít nhất 5 quốc gia khác là Pakistan, Afghanistan, Các Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất, Qatar và Mauretania.
Tại 71 quốc gia, quan hệ tình dục đồng giới hầu hết đều được miêu tả là hành vi gian dâm, ấu dâm hoặc "chống lại tự nhiên". Duy chỉ có Ai Cập là ngoại lệ. Quốc gia Bắc Phi này không hình sự hóa đồng tính luyến ái thế nhưng người đồng tính vẫn bị cảnh sát truy lùng gắt gao dựa trên cơ sở đạo đức. Rất nhiều cuộc truy bắt và giam giữ đã được ghi nhận trong vài năm trở lại đây.
120 quốc gia còn lại tuy đã hợp pháp hóa đồng tính luyến ái nhưng không đồng nghĩa với việc người LGBT được an toàn. Điển hình nhất chính là Nga, quốc gia phát triển bậc nhất thế giới. Năm 2013, Tổng thống Vladimir Putin đã ban hành luật cấm "tuyên truyền hành vi tình dục phi truyền thống cho trẻ vị thành niên". Động thái này đã làm dấy lên một làn sóng chống lại người đồng tính trên toàn lãnh thổ nước Nga.
Aengus Caroll, đồng tác giả bản báo cáo của ILGA, thì cho rằng "không có quốc gia nào trên thế giới mà người LGBT cảm thấy thật sự an toàn trước sự kỳ thị, định kiến và bạo lực".
"Luật pháp đang chậm chạp thay đổi. Thế nhưng thái độ của xã hội còn chậm chạp hơn rất nhiều", ông nói.
Tuy nhiên, Aengus Caroll cũng chỉ ra một số phát triển tích cực ở các quốc gia như Botswana, Kenya, Zimbabwe và Tunisia, nơi những người ủng hộ gần đây đã giành được chiến thắng tạitòa từ đó khẳng định quyền thành lập các tổ chức vận động hành lang cho quyền của người LGBT.
Chưa hết, cộng đồng LGBT còn đạt được nhiều thành công lớn tại nhiều nơi trên thế giới.
Tính đến nay, hôn nhân đồng tínhđã được hợp pháp hóa tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm: Argentina, Bỉ, Brazil, Canada, Colombia, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Uruguay, Đức và Đài Loan.
Danh sách 72 quốc gia trong bản báo cáo của ILGA:
Châu Á: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Daesh, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Maldives, Myanmar, Oman, Pakistan, Palestine, Qatarm, Saudi Arabia, Singapore, Sri Lanka, Syria, Turkmenistan, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Uzbekistan và Yemen.
Châu Phi: Ai Cập, Algeria, Angola, Botswana, Burundi, Cameroon, Comoros, Eritrea, Ethiopia, Gambia, Ghana, Guinea, Kenya, Liberia, Libya, Malawi, Mauritania, Mauritius, Morocco, Namibia, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Swaziland, Tanzania, Togo, Tunisia, Uganda, Zambia và Zimbabwe.
Châu Mỹ: Antigua và Barbuda, Barbados, Grenada, Guyana, Jamaica, St Kitts và Nevis, St Lucia, St Vincent và the Grenadines, Trinidad và Tobago.
Châu Đại dương: quần đảo Cook Islands, Indonesia, Kirbati, Papua New Guinea, Samoa, quần đảo Solomon Islands, Tonga và Tuvalu.
Mai Thảo (theo The Guardian)